Nhận biết trẻ mắc bệnh tự kỷ
Cập nhật: 11/4/2016 | 8:45:00 AM
Tự kỷ thường được chẩn đoán ở tuổi thơ ấu và ảnh hưởng đến con trai nhiều hơn con gái.
Các bộ phim Hollywood như Rain Main và What’s eating Gilbert Grape đã giới thiệu cho khán giả tình trạng phức tạp của tự kỷ.
Vào ngày Tự kỷ Thế giới, những người khuyết tật đã cùng người thân của họ và các tổ chức từ thiện cố gắng nâng cao nhận thức của xã hội về những ảnh hưởng thực sự của tự kỷ đối với cuộc sống hàng ngày.
Hiệp hội bệnh tự kỷ Anh (National Autistic Society - NAS) mới đây đã nhấn mạnh đến cảm giác quá tải với cuộc sống xung quanh của những người tự kỷ thông qua 1 đoạn video ghi lại cảnh 1 bé trai đang vật lộn với âm thanh ồn ào của 1 trung tâm thương mại. “Cháu không hư, mà cháu bị tự kỷ”, cậu bé nói.
Tự kỷ là gì?
Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là 1 khuyết tật về phát triển, khiến người tự kỷ trải nghiệm cuộc sống theo 1 cách khác với người bình thường. Điều này ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và khả năng liên kết với người khác của họ.
Nguyên nhân của tự kỷ hiện vẫn còn là 1 bí ẩn. Người ta tin rằng các yếu tố về gen và môi trường đóng vai trò trong sự hình thành và phát triển của bệnh.
Biểu hiện của tự kỷ là gì?
Hai người sẽ không trải qua cùng 1 tình trạng vì tự kỷ có nhiều ảnh hưởng khác biệt. Đó là lý do vì sao tự kỷ được miêu tả với nhiều trạng thái khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có 1 vài yếu tố giống nhau.
Trẻ em tự kỷ ít thường phải vật lộn để diễn đạt ý muốn của mình. Theo thời gian, những đứa trẻ dần học cách giao tiếp xã hội, nhưng với chứng bệnh ASD, chúng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề này, và có thể tránh giao tiếp ánh mắt, hiểu nhầm các biểu cảm trên khuôn mặt, cử chỉ cũng như khó khăn khi đọc ngôn ngữ cơ thể. Những người phải đối mặt với ASD tìm cách thay thế kỹ năng giao tiếp yếu của mình bằng việc lặp lại những lời người khác nói.
Do những vấn đề này, những đứa trẻ mắc ASD thường thích chơi 1 mình hơn. Nhiều đứa trẻ khác lại thấy thoải mái hơn khi chơi với những đứa trẻ khác tuổi mình.
ASD còn có thể ảnh hưởng đến cách 1 đứa trẻ thể hiện bản thân mình về mặt cơ thể, như là chuyển động bàn tay khi hào hứng hoặc đau buồn. Những đứa trẻ khác lại cần bảo đảm trật tự của các thói quen hàng ngày, và sẽ trở nên khó chịu nếu phải đối mặt với sự thay đổi.
Những người tự kỷ có thể qúa hoặc thiếu nhạy cảm với các kích thích như âm thanh, đụng chạm, mùi vị, khiến cho các hoạt động hàng ngày trở nên khó chịu.
Tự kỷ còn ảnh hưởng khả năng nhận thức của con người, với khoảng 70% trẻ em có trí tuệ không dùng lời (non - verbal IQ) bằng hoặc thấp hơn 70 so với người bình thường là 100. Ngược lại, nhiều người tự kỷ lại thuộc Hội chứng Asperger - 1 dạng tự kỷ liên quan đến khả năng trí tuệ bình thường hoặc trên mức bình thường. Những người mắc bệnh này ít gặp vấn đề trong lời nói, nhưng có thể gặp khó khăn trong chuyện đọc.
Những người tự kỷ còn có thể mắc các trạng thái khác như rối loạn tăng động (ADHD), lo lắng hoặc trầm cảm.
Tự kỷ phổ biến như thế nào?
Theo tổ chức NHS, cứ khoảng 100 người ở Anh thì lại có 1 người bị ASD. Nam giới mắc ASD nhiều hơn nữ giới.
Nhìn chung, những người mắc ASD thường được chuẩn đoán từ khi họ mới tập đi, hoặc giữa độ tuổi từ 6 – 12.
Chữa tự kỷ như nào?
Tự kỷ là 1 tình trạng kéo dài cả đời. Nhiều người coi tự kỷ là 1 phần quan trọng trong định dạng cá nhân mình.
Một vài chương trình xã hội có thể giúp trẻ em ASD giao tiếp và học về các dấu hiệu trong xã hội. Gia đình và những người thân thuộc với người tự kỷ có thể giúp đỡ họ bằng cách thấu hiểu những gì mà họ thấy khó trong cuộc sống hàng ngày và thích nghi với điều này như gọi người đó bằng tên của họ, giảm thiểu tối đa các kích thích trong môi trường và đặc biệt là kiễn nhẫn với người tự kỷ.
Hiên nay, các bệnh liên quán đến ASD như trầm cảm và mất ngủ đều đã có phương cách chữa trị.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Rối loạn tiêu hóa ở trẻ (24/3/2016)
- Chuyên gia tư vấn cách hạ sốt cho trẻ hiệu quả (10/3/2016)
- Những sai lầm trong chăm sóc trẻ ngày lạnh (28/1/2016)
- Các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ trong mùa xuân (26/1/2016)
- Các nguyên tắc giúp bảo vệ trẻ an toàn trong thời tiết giá lạnh (25/1/2016)
- Những dấu mốc phát triển của bé trong năm đầu tiên (20/1/2016)
- Mùa đông có nên kiêng tắm cho trẻ (17/1/2016)
- Viêm phổi ở trẻ em (13/1/2016)
- Phòng trị bệnh cảm cho trẻ khi đông đến (28/12/2015)
- Viêm phổi ở trẻ sơ sinh (18/12/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều