Đừng lo khi thấy trẻ sơ sinh bị “hao” cân!
Cập nhật: 25/11/2016 | 1:06:03 PM
Mặc dù các bác sĩ thường nói với cha mẹ rằng trẻ sơ sinh sẽ lấy lại cân nặng chỉ sau 1-2 tuần nhưng một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy thực tế trẻ mất nhiều thời gian hơn để có được cân nặng như khi vừa chào đời.
Gần như tất cả trẻ sơ sinh đều bị “hao” cân trong ngày đầu tiên sau sinh, cho dù trẻ được bú mẹ hay phải bú bình. Và nhiều bác sĩ tin rằng trẻ sẽ lấy lại số gam đã mất sau sinh từ 10-14 ngày.
Nghiên cứu của trường Cao đẳng Y bang Penn (Hershey, Pennsylvania, Mỹ) trên 144.000 trẻ sơ sinh trong giai đoạn 2009-2013 cho thấy: Một nửa số trẻ sơ sinh sẽ đạt hoặc vượt cân nặng sơ sinh ở ngày thứ 9 (với trẻ sinh tự nhiên) và ngày thứ 10 (với trẻ sinh mổ).
Tuy nhiên, sau 14 ngày chào đời, vẫn còn 14% trẻ sinh tự nhiên và 24% trẻ sinh mổ chưa thể quay lại cân nặng như lúc mới sinh. Sau 21 ngày, 5% trẻ sinh tự nhiên và 8% trẻ sinh mổ chưa quay lại được cân nặng ban đầu.
“Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ giảm trọng lượng trong 1-3 ngày đầu tiên sau sinh do cơ thể trẻ sẽ “thải” hết các dịch thừa qua nước tiểu, phân su”, trưởng nhóm nghiên , TS Ian Paul, một nhà nghiên cứu tại trường Cao đẳng Y bang Penn, nói.
Những trẻ sinh mổ sẽ bị “hao” cân nhiều hơn bởi chúng bị “tắm” trong môi trường dịch truyền của người mẹ trong quá trình sinh mổ.
Viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết hầu hết trẻ sơ sinh đều nhanh chóng tăng cân trong 7-10 ngày đầu, và 120-200g mỗi tuần trong những tháng đầu đời.
Hạn chế của nghiên cứu này là thiếu dữ liệu về việc cho trẻ ăn khi ở bệnh viện hay ở nhà, một yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới quá trình tăng cân của trẻ.
Tuy nhiên, phát hiện này đã làm yên lòng các bậc cha mẹ có con không sớm trở lại cân nặng như lúc sau sinh trong thời gian 7-10 ngày như bác sĩ đã thông báo, đặc biệt là với những bà mẹ chỉ cho con bú.
Và để tăng chất lượng sữa mẹ, giúp trẻ sơ sinh tăng cân, người mje cần tâp trung vào chế độ dinh dưỡng giàu rau quả và các chất béo lành mạnh.
Nghiên cứu này cũng hứa hẹn sẽ giúp các bác sĩ và cha mẹ điều chỉnh lại những kỳ vọng về mức cân nặng tăng trong giai đoạn đầu đời.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Bệnh nhược thị - Cần được phát hiện từ nhỏ (25/11/2016)
- Hãy dừng ngay việc cho con uống thuốc kiểu này nếu không trẻ sẽ gặp hiểm họa khôn lường (22/11/2016)
- Bạn đã cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ? (22/11/2016)
- Cai sữa cho bé như thế nào? (21/11/2016)
- Dùng phấn rôm cho trẻ: An toàn hay nguy hại? (19/11/2016)
- Tự kỷ và tăng động có lẽ phổ biến hơn ta tưởng! (18/11/2016)
- Giữ ấm đúng cách cho trẻ sơ sinh (18/11/2016)
- Phòng và chữa bệnh táo bón cho trẻ (17/11/2016)
- Phòng chống bệnh giao mùa thu đông cho trẻ có sức đề kháng yếu (15/11/2016)
- Những bệnh trẻ dễ mắc khi giao mùa (14/11/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều