Giúp bé thông minh nhờ dinh dưỡng
Cập nhật: 11/9/2012 | 3:42:18 PM
Sự phát triển trí thông minh ở trẻ phụ thuộc vào ba yếu tố: Di truyền (gene), chế độ dinh dưỡng và sự rèn luyện; ngoài ra còn có sự ảnh hưởng của cách học tập, môi trường sống.
Nếu yếu tố di truyền không thay đổi được, bạn có thể chăm sóc để bé thông minh hơn bằng cách thay đổi tích cực yếu tố 2 và 3. Để có một trí thông minh vượt trội, bé cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất và vitamin.
4 nhóm chất sau có vai trò đặc biệt trong việc thúc đẩy sự thông minh ở trẻ:
1, Chất đạm: Đây là một trong 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể tất cả mọi người, đặc biệt với trẻ em. Đây cũng là nguyên liệu chính xây dựng nên các cơ quan của cơ thể, cấu tạo nên các hóc môn, men tiêu hóa, kháng thể... Do đó, chất đạm đặc biệt quan trọng trong phát triển cơ thể nói chung và hệ thần kinh nói riêng.
2, Các acid béo không no chuỗi dài: Thành phần của não bộ có đến 60% là chất béo. Trong đó DHA (Docosahexaenoic Acid) và ARA (Arachidonic Acid) là các thành phần lipit chính của não, là những acid béo thuộc nhóm omega - 3. Đây là một chất rất quan trọng nhưng cơ thể không tự tổng hợp được mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm. DHA rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển trí não. Theo khuyến cáo của FAO (Tổ chức Lương nông & Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc), WHO (Tổ chức Y tế thế giới), thì nhu cầu DHA theo các lứa tuổi là:
- Trẻ sơ sinh (0-12 tháng): 17mg/100kcal, ARA: 34mg/100kcal
- Trẻ nhỏ (1-6 tuổi): 75mg/ngày trở lên (tùy theo lứa tuổi và cân nặng của trẻ)
3, Chất iod: Iod là một trong những nguyên liệu quan trọng để cấu tạo nên hóc môn tuyến giáp, loại hóc môn có tác dụng rất lớn lên các chuyển hóa của cơ thể, sự trưởng thành và hoạt động của hệ thần kinh. Thiếu Iod trong chế độ ăn của mẹ có thể dẫn đến suy giảm chức năng tuyến giáp ở trẻ. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm sẽ gây thiểu năng trí tuệ vĩnh viễn cho trẻ.
4, Chất sắt: Sắt là nguyên liệu để tạo máu. Vai trò quan trọng của hệ tuần hoàn được thực hiện qua máu, trao đổi oxy và các dưỡng chất quan trọng đến các tế bào của tất cả các cơ quan, đồng thời mang đi những sản phẩm “chất thải” của tế bào.
Làm sao để bổ sung đủ chất cho trẻ, đáp ứng nhu cầu theo tuổi của trẻ là băn khoăn của tất cả các bà mẹ. Để con khỏe mạnh, thông minh, các mẹ phải chăm sóc con tốt từ thời kỳ mang thai. Những thực phẩm có nhiều DHA là các loại cá, đặc biệt là cá biển; trứng; sữa, dầu thực vật... Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, người mẹ nên ăn nhiều những thức ăn này. Việc chăm sóc bé trong những những tháng đầu đời, khi bé chưa thể ăn nên được bổ sung qua lượng sữa. Sữa mẹ hay sữa công thức đều có hàm lượng DHA tương đối lớn.
Ở thời kỳ ăn dặm (từ bảy tháng đến ba tuổi), trẻ cần được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để cung cấp đủ đạm, sắt, iod... qua nguồn thức ăn động vật như thịt, cá, trứng, sữa; ăn muối, nước mắm có bổ sung iod; các acid béo không no từ dầu ăn, dầu gan cá, cá biển, các loại vitamin và muối khoáng khác từ nguồn rau xanh và quả chín; uống các loại sữa có bổ sung DHA, ARA, iod, sắt, taurin và các vi chất dinh dưỡng khác.
Làm phong phú nguồn thức ăn là việc làm hết sức quan trọng để bé có đủ chất dinh dưỡng nhằm phát triển cơ thể và trí tuệ.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Ăn nhiều đồ ngọt làm trẻ không phát triển chiều cao (10/9/2012)
- Chăm sóc trẻ khi bị ngộ độc thực phẩm (9/9/2012)
- 5 nguy cơ khi cho bé ăn dặm sớm (8/9/2012)
- Những nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm (7/9/2012)
- Tắm nắng có thể giúp cơ thể chống lại bệnh lao (7/9/2012)
- Những cách làm khiến trẻ nhanh hư (7/9/2012)
- Mẹo dạy trẻ những thói quen tốt cho sức khỏe (7/9/2012)
- 7 bước nâng cao sức đề kháng cho bé (6/9/2012)
- Lưu ý khi chọn bỉm cho bé (5/9/2012)
- Nhu cầu nước của trẻ (5/9/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều