Hen phế quản ở trẻ em, không được chủ quan!
Cập nhật: 16/11/2014 | 10:51:40 AM
Hen phế quản có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử lý sớm.
Vào thời điểm giao mùa, sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn cũng là thời điểm mà số trẻ nhập viện vì hen hoặc lên cơn hen tăng đột biến. Các cơn hen thường xuất hiện từ đêm đến sáng sớm.
Làm thế nào để phát hiện ra trẻ bị hen phế quản?
Hen phế quản là sự viêm mạn tính đường hô hấp, gây co thắt phế quản và tăng tiết dịch nhầy làm cho bệnh nhân khó thở.
Các triệu chứng thông thường của hen phế quản là: Trẻ ho dai dẳng, đặc biệt nặng hơn về đêm. Thở khò khè, thở gắng sức. Trẻ lớn thấy nặng ngực.Ở trẻ nhỏ, nhiều khi tình trạng co thắt phế quản chỉ biểu hiện bằng những cơn ho giống như ho gà nhưng lúc hít vào không thấy ồn ào, đôi khi lẫn lộn giữa cơn ho có tiếng rít. Không giống như hen ở người lớn, cơn hen ở trẻ em bắt đầu và kết thúc không đột ngột.
Nguyên nhân khởi phát cơn hen
Nguyên nhân của căn bệnh này do nhiều yếu tố gây nên, đặc biệt sự kết hợp giữa yếu tố cơ địa và yếu tố môi trường làm thúc đẩy sự phát triển bệnh, khi thay đổi thời tiết trong những đợt chuyển mùa từ thu sang đông… Cơn hen cũng có thể xuất hiện khi trẻ hít phải bụi, hơi khói bếp than, khói thuốc lá, lông chó mèo, phấn hoa hoặc khi trẻ gắng sức chạy nhảy, đùa nghịch; hay sau khi ăn một số thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá biển…Cơn hen nặng thường xuất hiện sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp do virut hoặc vi khuẩn.
Xử trí thế nào khi trẻ lên cơn hen?
Khi trẻ lên cơn hen cấp, cần cho trẻ ra chỗ thoáng khí, không khí trong lành; cho uống nhiều nước hoặc hít hơi nước làm đờm loãng ra sẽ dễ thở.
Nếu cơn hen nhẹ, cho dùng các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh như: ventolin, atrovent, bricanyl... Các loại thuốc này có thể dùng ở dạng khí dung, bình xịt định liều, thuốc dạng viên hoặc siro. Liều lượng thuốc dùng tùy theo lứa tuổi và cân nặng của trẻ, theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu cơn hen nặng, phải cho trẻ dùng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh ventolin khí dung hoặc xịt theo chỉ dẫn của bác sĩ, và phải đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa ngay.
Biến chứng của hen phế quản hết sức nặng nề
Hen là bệnh mãn tính thường tiến triển từng đợt cấp khi có nhiễm trùng hô hấp, sau mỗi đợt, bệnh diễn biến nặng hơn và nguy hiểm hơn. Hen phế quản ở trẻ có thể dẫn đến xẹp phổi, giãn phế nang đa tiểu thùy, tràn khí màng phổi, bệnh tâm phế mạn tính, suy hô hấp, thậm chí ngưng hô hấp kèm theo tổn thương não… Do vậy, để tránh những biến chứng nguy hiểm do hen phế quản gây ra, việc chẩn đoán, điều trị sớm và xử trí kịp thời khi trẻ lên cơn suyễn là vô cùng quan trọng.
Làm thế nào để phòng bệnh, tránh làm bệnh nặng thêm?
Cần tránh những yếu tố làm khởi phát cơn hen: Trong phòng ngủ của trẻ không dùng thảm, không nuôi súc vật, không hút thuốc lá, không để hoa tươi; không cho trẻ dùng các đồ chơi làm từ bông, lông, sợi, tránh xa phấn hoa… Cần giữ nơi ở thoáng mát. Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm công nghiệp có các chất bảo quản, các thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá biển...
Hen phế quản không di truyền, thông thường, cha mẹ chỉ di truyền cho con yếu tố cơ địa dễ mắc hen. Do vậy, cần tránh những yếu tố làm khởi phát cơn hen như đã nói ở trên. Cần phải theo dõi trẻ để phát hiện xem những loại thức ăn nào, những loại trái cây hay hoa nào… hay làm cho trẻ phát sinh cơn ho hen để kiêng, tránh xa.
Cần tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách tiêm đủ vaccine chống cúm theo lịch. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng có thể cho trẻ uống Broncho vacxom, là chất ly giải đông khô của một số loại vi khuẩn, khi uống vào có tác dụng tăng cường tác dụng bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại nhiễm khuẩn hô hấp tái phát, là nguyên nhân khởi phát những đợt hen cấp nặng nề.
Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, Trung tâm dị ứng- miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai: “Những trẻ em thường bị nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại nhiều lần hoặc những trẻ có bệnh lý dị ứng đường hô hấp như hen phế quản, viêm mũi xoang, dị ứng thì nên cho trẻ sử dụng Broncho Vacxom. Bởi bản thân những trẻ này có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn trẻ em khác. Một số nghiên cứu khoa học gần đây chứng minh, Broncho Vacxom nếu được dùng đủ và đúng liều sẽ giúp giảm từ 30-50% các đợt nhiễm trùng hô hấp cấp ở trẻ nhỏ. Cách sử dụng thường là 1 tháng sử dụng 10 ngày liên tiếp, dùng 1 đợt điều trị là 3 tháng liên tiếp”. Chăm sóc tốt và dự phòng hen cho trẻ để bắt đầu một mùa đông mới!./.
(Nguồn: vov.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Dị ứng ở trẻ nhỏ - Những điều mẹ cần biết (11/11/2014)
- Sơ cứu suy hô hấp do dị vật đường thở ở trẻ (5/11/2014)
- Bí quyết giữ gìn sức khỏe cho trẻ khi chuyển mùa (4/11/2014)
- Cách nào phòng các bệnh thường gặp cho trẻ khi giao mùa? (30/10/2014)
- Dùng thuốc quá liều - Khi cha mẹ làm bác sĩ cho con (26/10/2014)
- Cách xử lý các bệnh trẻ thường gặp vào mùa thu (23/10/2014)
- Hơn 2.000 nguy cơ rình rập bé mỗi ngày (22/10/2014)
- 3 dấu hiệu thần kinh vô cùng nguy hiểm ở trẻ nhỏ (16/10/2014)
- 3 nguyên tắc cứu thương nhất thiết cha mẹ phải dạy cho trẻ (16/10/2014)
- Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh (10/10/2014)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều