Ít bú mẹ, trẻ dễ mắc bệnh
Cập nhật: 5/8/2012 | 5:58:03 PM
Nhân kỷ niệm lần thứ 20 Tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ (từ ngày 1 đến 7-8), thông tin từ Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết trong thập kỷ vừa qua, tỉ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ở nước ta suy giảm nhanh chóng, từ 34% năm 1998 xuống còn 19,6% năm 2010.
Tỉ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thấp gây ra những vấn đề suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Cụ thể, gần 1/3 trẻ em có chiều cao thấp so với độ tuổi (suy dinh dưỡng ở thể thấp còi) và gần 1/5 trẻ em bị thiếu cân so với độ tuổi, hàng triệu trẻ mắc thêm các bệnh khác như tiêu chảy, viêm phổi… Trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu còn bị những tác động lâu dài như kết quả học tập kém, giảm hiệu suất học tập/lao động sau này.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rất rõ sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất cho trẻ. Sở dĩ kết luận như vậy là vì sữa mẹ chứa những acid béo rất cần cho sự phát triển của não, mắt và sự vững bền của các mạch máu mà trong sữa bò không có. Men lipase trong sữa mẹ giúp việc tiêu hóa chất béo được hoàn thiện hơn so với việc tiêu hóa chất béo trong sữa bò. Phân của trẻ bú mẹ thường mềm, một số trẻ bú mẹ có thể không đi cầu nhiều ngày nhưng điều đó là hoàn toàn bình thường.
Protein trong sữa bò khó tiêu hơn so với sữa mẹ và có thể làm trẻ tiêu chảy hoặc mắc các bệnh dị ứng khác. Sữa mẹ còn có protein kháng khuẩn giúp cho trẻ có kháng thể chống lại sự nhiễm khuẩn trong những tháng đầu đời, khi cơ thể chưa tự tạo được kháng thể.
Sữa mẹ chứa các vitamin quan trọng nhiều hơn sữa bò, đặc biệt là vitamin A và C. Sắt đóng vai trò quan trọng để phòng chống thiếu máu nhưng chỉ khoảng 10% sắt trong sữa bò được hấp thu, trong khi có đến khoảng 50% sắt được hấp thu từ sữa mẹ. Vì thế, trẻ được bú mẹ hoàn toàn thì nhận đủ sắt và được bảo vệ chống lại bệnh thiếu máu do thiếu sắt ít nhất đến 6 tháng tuổi.
Các thành phần trong sữa mẹ thường không giống nhau, thay đổi theo tuổi của trẻ và thay đổi trong suốt một cử bú. Nuôi con bằng sữa mẹ còn giúp hình thành mối quan hệ gần gũi yêu thương giữa mẹ và trẻ, trẻ khóc ít hơn và có thể phát triển tốt hơn.
“Các cán bộ y tế chỉ nên nói về sữa mẹ - không có thức ăn hay bất kỳ đồ uống gì khác trong 6 tháng đầu của trẻ. Chúng ta nên nói không với sữa công thức. Bú sữa mẹ hoàn toàn là sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ” - bác sĩ Ornella Lincetto, Trưởng Chương trình Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, nhấn mạnh.
(Nguồn: thanhnien.com.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Không nên cho trẻ sơ sinh uống sữa bò (4/8/2012)
- Những điều cần biết khi dùng thuốc cho trẻ (4/8/2012)
- Muốn con không cận thị, hãy đưa bé ra ngoài trời (3/8/2012)
- Những thuốc hạ sốt tránh dùng cho trẻ nhỏ (2/8/2012)
- Chọn nước uống tốt cho trẻ nhỏ mùa nóng (2/8/2012)
- Massage thường xuyên sẽ giúp trẻ mau lớn (31/7/2012)
- Cẩn thận với thuốc giảm đau khi trẻ mọc răng (31/7/2012)
- Phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho bé (31/7/2012)
- Sức mạnh thần kỳ từ vòng tay mẹ (30/7/2012)
- 6 lý do khiến bé thức đêm nhiều (30/7/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều