Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Lưu ý sức khỏe cho trẻ dịp Tết đến

Cập nhật: 13/1/2015 | 8:58:57 AM

Dịp Tết đến, những thay đổi trong thói quen sinh hoạt của trẻ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bố mẹ cần lưu ý một số bệnh thường gặp ở trẻ trong dịp này để có phương hướng xử trí đúng đắn. Năm 2015, Bệnh viện Thu Cúc cũng đang áp dụng nhiều chính sách khám bệnh miễn phí, đặc biệt là đối tượng trẻ em.

Tiêu chảy cấp

Trong những dịp Tết đến, trẻ nhỏ thường ít bị quản lý hơn khi ăn bánh kẹo, đồ ngọt như các loại ô mai, mứt, nước ngọt… Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E.coli, Shigella…phát triển và gây nên bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ. Tiêu chảy cấp nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thường dẫn đến biến chứng nguy hiểm, mất nước. Cơ thể mất nước khiến trẻ mệt lả, chân tay lạnh, mắt trũng, thóp lõm, tiểu ít, da khô... Để lâu có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu như đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày và kèm nôn, sốt cao, các bậc phụ huynh cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở trẻ trong những ngày Tết. Các bậc phụ huynh cần lưu ý giúp các bé có chế độ ăn uống phù hợp

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là một trong những bệnh khá phổ biến trong dịp lễ, Tết. Tết đến, các gia đình thường có xu hướng mua tích nhiều loại thực phẩm trong nhà cho những cuộc sum họp, hoặc cho những ngày Tết. Thực phẩm có thể không được bảo quản tốt dẫn đến bị nhiễm khuẩn, chứa nhiều độc tố. Quá trình nấu, chế biến không đảm bảo là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Trẻ bị ăn phải thức ăn bị nhiễm độc tố, nhiễm khuẩn sau 1-6 giờ sẽ bị đau bụng từng cơn, nôn nhiều lần. Trường hợp bị ngộ độc nặng có thể có tiêu chảy khiến trẻ nhanh chóng đi vào tình trạng mệt lả do cơ thể mất nước. Với những trường hợp này, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu.

Các bệnh lý đường hô hấp

Cơ thể trẻ nhỏ vốn nhạy cảm thêm vào đó là sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ nhiễm bệnh. Cảm, cúm là một trong những bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh hay gặp nhất vào mùa đông, lây truyền nhanh trong dịp Tết vì mật độ người đông, nhất là những nơi vui chơi công cộng. Tác nhân gây bệnh cảm, cúm là các siêu vi trùng cúm với rất nhiều chủng loại khác nhau.

Cảm cúm là bệnh trẻ dễ mắc trong dịp lễ, Tết

Dị ứng

Dịp Tết, trẻ thường được bố mẹ cho ăn rất nhiều món ăn khác nhau. Những trẻ có cơ địa dị ứng thức ăn lạ có thể xuất hiện các triệu chứng nổi mề đay, đau bụng, khò khè, khó thở, lên cơn hen cấp... Trường hợp nặng có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng.

Đặc biệt, trong ngày Tết, các bậc phụ huynh còn có xu hướng cho trẻ đeo đồ trang sức, dùng mỹ phẩm mà không biết đây cũng là một trong những nguyên nhân gây dị ứng da cho trẻ, gây viêm da vùng bôi mỹ phẩm hoặc nơi đeo đồ trang sức như ở cổ, tai, tay...

Táo bón

Ngày Tết, trẻ thường ăn ít rau, nhiều thịt và các món giàu đạm thêm vào đó là việc ăn uống không đúng bữa, ăn nhiều đồ lạ dẫn đến bệnh táo bón. Táo bón thường xuất hiện ở trẻ từ 1-3 tuổi.

Khi phát hiện trẻ bị táo bón, các bậc phụ huynh nên điều chỉnh lại ngay chế độ ăn của con em mình. Cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung rau trong bữa ăn của bé, cho trẻ ăn thêm men vi sinh trong những ngày Tết để hỗ trợ hệ tiêu hóa hấp thụ tốt hơn.

Hóc dị vật

Đây là một trong những tai nạn trẻ dễ gặp trong ngày Tết. Tết hầu như nhà nào cũng có hạt dưa, hạt bí, lạc, các loại kẹo cứng, thạch… để mời khách. Những đồ ăn này rất dễ gây tai nạn cho trẻ nhỏ. Không ít trẻ nhỏ đang chơi rất vui vẻ nhưng đột ngột bị ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái do hóc những đồ ăn kể trể. Hóc dị vật đường thở rất nguy hiểm, nhẹ thi ho sặc tím tái, viêm phổi, nặng sẽ tử vong do ngưng thở… Do đó, các bậc phụ huynh cần hết sức cảnh giác, đề phòng con ăn, hóc các dị vật. Trường hợp trẻ bị hóc dị vật cần bình tĩnh khắc phục và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để lấy dị vật.

Khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín gần nhất để được thăm khám và xử trí hoặc điều trị bởi các bác sĩ. Bố mẹ không nên tự cho trẻ uống thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.

(Nguồn: dantri.com.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014