Những điều cần biết về mụn sữa
Cập nhật: 28/10/2016 | 3:05:13 PM
Làn da bé sơ sinh sẽ trải qua nhiều thay đổi theo tuổi của bé. Một trong những thay đổi này có thể là sự xuất hiện của mụn sữa (mụn kê). Mụn sữa là mụn nhỏ thường phát triển trên mũi, cằm, trán hoặc má của trẻ sơ sinh.
Mặc dù mụn sữa có thể gây lo lắng cho những người mới làm cha mẹ, nhưng chúng là bình thường và không đáng ngại.
Mụn sữa thường thấy nhất ở trẻ sơ sinh, có tới khoảng 50% trẻ sơ sinh có mụn sữa. Tuy nhiên, bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi.
Dưới đây là một số điểm chính về mụn sữa:
Mụn sữa có xu hướng biến mất trong vòng 1 tháng kể từ khi xuất hiện trên da của bé
Mụn sữa có thể xuất hiện ở một số người trưởng thành sau khi bị tổn thương hoặc dùng một số thuốc
Ở nhóm tuổi lớn hơn, mụn sữa có thể xuất hiện tương tự với các bệnh da khác.
Mụn sữa là kết quả của một loại protein được gọi là keratin bị giữ lại trên da. Chúng là những nốt nhỏ màu trắng hoặc màu vàng ngọc trai trên bề mặt da.
Trẻ sơ sinh có thể bị tình trạng này do sự phát triển tuyến bã và thiếu sự phát tán da bình thường. Tình trạng này sẽ biến mất trong vòng một tháng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể kéo dài cho đến khi trẻ lên 3 tháng tuổi.
Có hai loại mụn sữa:
Mụn sữa nguyên phát: xảy ra ở những người có làn da bình thường và khỏe mạnh
Mụn sữa thứ phát: xảy ra ở những người bị một bệnh da khác
Mụn sữa không chỉ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các dạng mụn sữa mà có thể ảnh hưởng đến người lớn bao gồm:
Mụn sữa nguyên phát: Dạng này có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em. Mụn sữa nguyên phát thường xuất hiện trên các vùng của cơ thể như mắt, má, trán, và bộ phận sinh dục. Dạng này có thể tồn tại từ vài tuần đến vài tháng.
Mụn sữa vị thành niên: Xuất hiện lúc sinh hoặc sau đó, dạng mụn sữa này có liên quan chủ yếu nhất với nhiều tình trạng bệnh và di truyền. Các bệnh liên quan tới mụn sữa vị thành niên gồm hội chứng bớt tế bào đáy và hội chứng Gardner.
Mụn sữa mảng bám: Dạng mụn sữa này chủ yếu ảnh hưởng tới phụ nữ trung niên, mặc dù nó cũng có thể xuất hiện ở trẻ em và đối tượng người lớn khác. Mụn sữa mảng bám thường xuất hiện trên mí mắt, sau tai và các khu vực trên mặt như má và cằm. Mụn sữa mảng bám cũng có thể liên quan tới các tình trạng bệnh khác như lupus.
Mụn sữa từng đám: Dạng mụn này thường thấy nhất trên mặt, cánh tay và phần thân trên. Mụn sữa từng đám có thể gây ra triệu chứng ngứa.
Mụn sữa chấn thương: Dạng mụn sữa này có thể xuất hiện sau một chấn thương như bỏng hoặc phát ban. Mụn sữa xuất hiện trong quá trình liền da.
Mụn sữa do thuốc: Dạng mụn sữa này có thể xuất hiện ở một số người sau khi sử dụng những loại thuốc nhất định trên da. Những thuốc này bao gồm kem cortiosteroid, hydroquinone và 5-fluorouracil.
Các yếu tố nguy cơ và biến chứng
Mụn sữa nguyên phát thường xuất hiện ở khoảng một nửa số trẻ sơ sinh. Ở phần lớn các trường hợp tình trạng này không đáng lo ngại.
Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám nếu các triệu chứng nghiêm trọng khiến họ lo lắng hoặc nếu muốn xác nhận tình trạng đó là bình thường.
Các triệu chứng của mụn sữa
Mụn sữa thường có kích thước khoảng 1-2 mm. Chúng đôi khi cũng có thể xuất hiện ở thân trên, chân tay, dương vật, và màng nhầy. Đôi khi, chúng có trong miệng một số trẻ sơ sinh và được gọi là hạt trai Epstein. Trong một số trường hợp, mụn sữa có thể xuất hiện tương tự với một số bệnh da khác bao gồm các nốt ruồi, bệnh ung thư cũng như các bệnh dưới đây:
Nang: các nốt đầy dịch
Mụn trứng cá: sẩn màu da thấy trong trứng cá
U vàng mí mắt: tổn thương do tích tụ mỡ trong tế bào miễn dịch của cơ thể, đôi khi có liên quan tới cholesterol cao.
U tuyến mồ hôi: Khối u tuyến mồ hôi lành tính.
Dày sừng bã đậu: Mụn cơm thường liên quan tới lão hóa.
Chẩn đoán và điều trị
Bác sĩ có thể chẩn đoán mụn sữa dựa trên khám thực thể và không cần phải thực hiện xét nghiệm.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Phòng ngừa hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ (28/10/2016)
- Cách nhận biết và xử trí cơn ho bất thường của trẻ (27/10/2016)
- Trẻ dễ bị nhiễm độc từ đồ chơi (21/10/2016)
- Giúp bé lạc quan (14/10/2016)
- Nhận biết sớm trẻ mắc tật khúc xạ (13/10/2016)
- Một số bệnh tim bẩm sinh thường gặp ở trẻ (12/10/2016)
- Cách xử trí khi trẻ bị sốt co giật (4/10/2016)
- Viêm dạ dày ở trẻ em (27/9/2016)
- Xử trí đúng cách khi trẻ bị sặc (23/9/2016)
- Sốt ở trẻ em và một số nguyên nhân thường gặp (22/9/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều