Sử dụng điều hòa cho bé một cách an toàn
Cập nhật: 18/6/2012 | 8:51:29 PM
Nếu sử dụng điều hòa không đúng cách, sẽ làm cho trẻ nhỏ dễ mắc các chứng bệnh liên quan tới đường hô hấp. Để đảm bảo sức khỏe của bé trong mùa hè, các mẹ cần sử dụng điều hòa một cách hợp lý và khoa học.
Có nên sử dụng điều hòa cho trẻ?
Thời tiết nắng nóng và khó chịu, có rất nhiều trẻ em phải nhập viên do bị các chứng liên quan đến đường hô hấp. Điều này cũng rất dễ hiểu, bởi trong thời tiết nắng độc này, nhiều bố mẹ sử dụng điều hòa, quạt điện cho trẻ không đúng cách.
Có rất nhiều mẹ gửi thư về tòa soạn hỏi chúng tôi rằng có nên sử dụng điều hòa cho trẻ trong mùa nóng không? Các bác sĩ của chúng tôi cho rằng việc sử dụng điều hòa cho trẻ vào mùa nắng là hợp lý nhưng không nên quá lạm dụng để nhiệt độ chênh hơn nhiều so với ngoài trời, điều này không tốt cho trẻ nhỏ. Nên để nhiệt độ trong nhà chênh với nhiệt độ ngoài trời 5 – 7 độ C thì sẽ tốt cho trẻ. Và khi đã sử dụng điều hòa cũng nên hạn chế để trẻ đi ra, đi vào giữa hai nơi có nhiệt độ chênh lệch nhiều lần. Nên sử dụng máy tạo độ ẩm nhẹ, nếu không lại tạo ra độ ẩm lớn dễ làm trẻ viêm đường hô hấp hơn. Bên cạnh đó, cần xịt, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên làm sạch đường hô hấp trên của trẻ.
Lưu ý khi sử dụng máy điều hòa cho bé
Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
Khi bé ở ngoài nắng về, ra nhiều mồ hôi, tránh cho trẻ vào ngay phòng dùng điều hòa quá lạnh. Mẹ nên lau khô mồ hôi cho bé, để bé ngồi một lát ở phòng không bật điều hòa khoảng vài phút rồi mới để bé vào phòng bật điều hòa.
Nên để nhiệt độ điều hòa ở phòng có trẻ con khoảng 280C - 290C để tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc sự chênh lệch nhiệt độ quá nhiều.
Nếu bé muốn ra ngoài, mẹ lại mở cửa phòng, cho bé đứng vài phút cho quen với môi trường xung quanh. Nên hạn chế việc cho bé ra vào phòng máy lạnh thường xuyên để tránh hiện tượng thay đổi đột ngột với những ngày trời quá nắng nóng.
Không nên để trẻ ngồi trước máy điều hòa quá lâu
Ngồi trong phòng có máy điều hòa cả ngày là điều hoàn toàn không nên. Khi bước ra ngoài, bạn sẽ cảm thấy cực kì khó chịu, chưa kể gây ra hiện tượng khô da, luôn thấy khát nước. Những trẻ nhỏ ở trong phòng điều hòa quá 4 giờ liên tục thường làm da trẻ khô, họng khô.
Thời gian tối đa để bạn để trẻ ngồi trong máy điều hòa không nên quá 2 tiếng mỗi lần. Tức là khoảng 2 tiếng bạn nên cho trẻ ra ngoài nhiệt độ bình thường khoảng mười đến mười lăm phút. Mỗi khi ra ngoài bạn nên mở rộng cửa, đứng lại khoảng hai ba phút để thích ứng với môi trường xung quanh.
Vệ sinh điều hòa và vệ sinh phòng
Mẹ chú ý về việc vệ sinh máy điều hòa định kỳ, tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú trong máy. Nếu không, điều hòa lại trở thành nguồn gốc phát sinh bệnh cho trẻ em. Phòng bật điều hòa thường xuyên cũng phải được dọn dẹp sạch sẽ. Khi không bật điều hòa, mở cửa phòng cho thoáng khí.
Hạn chế trẻ đi ra đi vào khi sử dụng điều hòa
Trẻ vốn hiếu động, nên ít khi chịu ngồi yên một chỗ, nhất là khi bị nhốt trong phòng. Do đó đã sử dụng điều hòa cũng nên hạn chế để trẻ đi ra, đi vào giữa hai nơi có nhiệt độ chênh lệch nhiều lần. Ngoài ra nếu sử dụng điều hòa cho trẻ cũng nên sử dụng thêm máy tạo độ ẩm. Nhưng cũng chỉ sử dụng làm ẩm nhẹ, nếu không lại tạo ra độ ẩm lớn dễ làm trẻ viêm đường hô hấp hơn. Bên cạnh đó, cần xịt, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên làm sạch đường hô hấp trên của trẻ.
Cho bé uống nhiều nước
Cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức và bé ở phòng điều hòa nhiều, để tránh hiện tượng mất nước khi ở lâu trong phòng bật điều hòa. Hiện tượng mất nước ở trẻ nhỏ sẽ làm suy giảm cơ chế bảo vệ tại chỗ vệ sinh đường thở.
Dinh dưỡng và cách chăm sóc bé trong môi trường điều hòa
Nên nhỏ mũi thường xuyên cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý để giữ độ ẩm cần thiết trong cơ thể, tránh khô mũi.
Cho bé ăn những loại thức ăn, đồ uống giải nhiệt như nước cam nước chanh, bột sắn dây.
Khi ngủ, hãy đắp cho bé một tấm chăn mỏng, đặc biệt chú ý che kín vùng bụng, tránh sau khi trẻ ngủ say lỗ chân lông giãn nở và bị cảm lạnh.
(Nguồn: WPN)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Thuê dịch vụ siêu âm (20/11/2024)
- Cách trả lời câu hỏi hóc búa của con (18/6/2012)
- Xung đột cha mẹ ảnh hưởng tinh thần trẻ khi lớn (17/6/2012)
- Internet cho con bạn bao nhiêu là đủ? (15/6/2012)
- Phòng tránh thói “nghiện” tivi ở trẻ nhỏ (15/6/2012)
- Dấu hiệu dị ứng sữa bột ở bé (14/6/2012)
- Trẻ không ngủ đủ giấc dễ bị béo phì (14/6/2012)
- Dinh dưỡng cho trẻ mùa nóng (13/6/2012)
- Xử trí nhanh khi trẻ say nắng (12/6/2012)
- Mùa hè: Ngăn ngừa viêm họng cho trẻ (12/6/2012)
- Ưu Nhược điểm tư thế nằm của trẻ (10/6/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều