Thời gian ngủ lý tưởng cho trẻ theo từng giai đoạn
Cập nhật: 29/5/2017 | 9:55:04 PM
Ngủ là một trong những yếu tố quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của trẻ về cả thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, thời gian ngủ thật sự rất khác biệt theo từng độ tuổi và dưới đây là một số lời khuyên về thời lượng ngủ cho trẻ từ 0 đến 13 tuổi:
1. Trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh chưa có đồng hồ sinh học. Thời gian ngủ có thể kéo dài một vài phút đến vài tiếng đồng hồ. Trong một ngày, trẻ sơ sinh có thể ngủ từ 15 đến 18 tiếng. Đồng hồ sinh học của trẻ sơ sinh có thể bắt đầu hình thành từ 6 tuần tuổi. Vào giai đoạn 3 tháng tuổi, phần lớn các bé đều có một chu kỳ ngủ đều đặn và chưa có sự phân biệt giữa ngày và đêm.
2. Trẻ từ 4 – 11 tháng tuổi
Xây dựng các thói quen ngủ lành mạnh là mục đích chính trong giai đoạn này. Khung giờ ngủ của các bé đã gần giống với người trưởng thành. Ở giai đoạn này, giấc ngủ lý tưởng của trẻ là khoảng 15 tiếng/ngày. Trẻ có 2 đến 3 giấc ngủ trưa mỗi ngày ở giai đoạn 6 tháng tuổi. Giấc ngủ ngắn kéo dài từ 30 phút đến 2 tiếng mỗi lần. Vào giai đoạn 9 tháng tuổi (có thể sớm hơn), khoảng 70 – 80% các bé có thể ngủ liền mạch không tỉnh giấc vào ban đêm.
3. Trẻ từ 1 đến 2 tuổi
Trẻ từ 1 đến 2 tuổi cần ngủ 11 – 14 tiếng/ngày và giấc ngủ trưa giảm xuống còn 1 lần/ngày. Thời gian ngủ chỉ thường từ 1 đến 3 tiếng. Một giấc ngủ ngắn gần giờ ngủ tối có thể làm thay đổi giờ ngủ của trẻ vào ban đêm. Ở giai đoạn này, nhiều trẻ bắt đầu gặp khó khăn khi ngủ hoặc tỉnh giấc lúc nửa đêm do gặp ác mộng.
4. Trẻ từ 3 – 5 tuổi
Ở độ tuổi này, trẻ thường ngủ từ 11 – 13 tiếng mỗi đêm. Phần lớn trẻ không có giấc ngủ ngắn trong ngày sau khi chúng 5 tuổi. Giai đoạn từ 3 – 5 tuổi là thời kỳ khủng hoảng đỉnh điểm trong giấc ngủ hoặc các cơn ác mộng vì giai đoạn này trí tưởng tượng của trẻ đang phát triển.
5. Trẻ từ 6 – 13 tuổi
Trẻ từ 6 – 13 tuổi cần ngủ khoảng 9 đến 11 tiếng. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ phân bổ thời gian cho nhiều hoạt động như làm bài tập về nhà, chơi thể thao và các hoạt động xã hội với bạn bè. Bên cạnh đó, trẻ ở độ tuổi đến trường thường thích xem tivi, máy tính, các trò chơi và dùng Internet, do vậy trẻ có thể bị khó ngủ.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Trẻ em sốt: Chớ chủ quan (23/5/2017)
- Chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp thế nào? (18/5/2017)
- Phòng ngừa nhiễm giun đường ruột ở trẻ em (18/5/2017)
- Một số loại thuốc không dùng cho trẻ nhỏ (12/5/2017)
- 5 cách đối phó với ban nhiệt ở trẻ vào mùa hè (10/5/2017)
- Nhà tâm lý học kêu gọi: Tuyệt đối không cho trẻ dưới 2 tuổi chơi iPad (26/4/2017)
- Trẻ ăn sáng thế nào để học tốt? (24/4/2017)
- Dấu hiệu trẻ đã sẵn sàng ăn dặm (23/4/2017)
- Dùng “thuốc bổ” cho trẻ tuổi học đường (21/4/2017)
- Nôn trớ ở trẻ nhỏ và cách xử trí (20/4/2017)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều