Trẻ đi ra ngoài mùa đông nên mang những gì?
Cập nhật: 23/11/2011 | 10:46:08 AM
Nếu trẻ cần phải ra khỏi nhà trong những ngày đông lạnh giá, phụ huynh nhớ mang theo những vật dụng thiết thân sau để bảo vệ sức khỏe tối ưu cho bé nhé!
Những gì cha mẹ trẻ chú ý mang theo dưới đây sẽ giúp con phòng ngừa cảm lạnh, giảm được tình trạng hạ thân nhiệt, tê cóng và đảm bảo cho con luôn ấm áp ngay cả khi bé đi ra ngoài giữa trời lạnh. Nguyên nhân là do trẻ em đi ra ngoài mùa đông nếu không được mặc ấm và trang bị đầy đủ có thể dễ dàng bị cảm lạnh hơn người lớn..
Mặc quần áo nhiều lớp
Trong thời tiết lạnh giá, trẻ nhà bạn nên được mặc quần áo nhiều lớp để tiện lợi hơn khi di chuyển hoặc khi thời tiết thay đổi.
Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyên rằng nguyên tắc mặc quần áo mùa đông cho con là các mẹ phải đảm bảo mặc nhiều lớp quần áo hơn hẳn những gì người lớn đang mặc.
Đối với trẻ sơ sinh khi đi ra ngoài trời lạnh, bạn nên để chúng nằm trong một xe đẩy hoặc xe cũi đẩy vì chúng có chăn mềm mại và ấm áp. AAP cũng khuyên các bậc cha mẹ nên giới hạn thời gian hợp lý cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi ở bên ngoài trong thời tiết lạnh.
Áo khoác ngoài ấm
Khi cho con ra ngoài, cha mẹ trẻ phải đảm bảo chắc chắn bạn đang cho con mặc hay mang theo một chiếc áo khoác ngoài đủ ấm để duy trì nhiệt độ của trẻ không bị giảm xuống dưới mức bình thường.
Độ dày và độ ấm của những chiếc áo khoác ngoài này phụ thuộc vào chất liệu áo. Bên cạnh đó, nên mặc quần 2 lớp cho trẻ vì để trẻ được bảo vệ khắp cơ thể.
Găng tay, mũ len, tất và bốt
Nếu con bạn đi ra ngoài trời lạnh, bạn phải đảm bảo mang găng tay, mũ len và tất ấm cho con nhé. Nếu không trang bị kỹ những phụ kiện này cho trẻ sẽ không đủ giữ ấm cho con trong thời tiết lạnh và có thể khiến trẻ bị tê cóng.
Tình trạng tê cóng này ở trẻ thường bắt đầu từ ngón tay, ngón chân, mũi và tai. Khi ấy con bạn sẽ mệt mỏi hoặc trở nên khó chịu và làn da như có kiến đốt.
Hãy đưa trẻ vào bên trong nhà và sử dụng nước ấm để chà phần tê buốt trên cơ thể trẻ.
Kem chống nắng
Rất nhiều cha mẹ trẻ thường quên không mang theo kem chống nắng cho con khi đi ra ngoài trời lạnh. Nhưng thực tế, ngay cả trong mùa đông, trẻ cũng cần phải mang kem chống nắng mỗi khi
đi ra ngoài.
Với một em bé thì cha mẹ bé nên thoa kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF từ 15 là an toàn cho làn da non nớt của trẻ. Kem chống nắng có thể bảo vệ trẻ dưới ánh mặt trời mùa đông trong 150 phút.
Cha mẹ trẻ chú ý thoa kem chống nắng cho con khi cho con ra ngoài từ 10h sáng đến 4h chiều nhé. Cho trẻ đeo kính râm nếu thấy cần thiết để bảo vệ mắt con khỏi tia mặt trời có hại.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Giúp trẻ vượt qua cơn ác mộng khi ngủ (22/11/2011)
- Mẹo hay trị ho cho con tại nhà (22/11/2011)
- Bí quyết chăm con mùa đông (19/11/2011)
- Hạn chế thói quen trẻ hay mút tay (18/11/2011)
- Cách chọn sữa cho trẻ (17/11/2011)
- Trẻ ăn uống tốt sao không khỏe? (17/11/2011)
- Những điểm bất lợi của ’ti giả’ (14/11/2011)
- Cảnh giác khi trẻ đột ngột đau bụng, ói liên tục (14/11/2011)
- Tự chẩn đoán bệnh cho bé qua màu sắc phân đi tiêu (14/11/2011)
- Chăm sóc rốn cho trẻ - những điều cần biết (14/11/2011)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều