Trẻ tiêu chảy cấp, dùng thuốc gì?
Cập nhật: 23/10/2015 | 8:56:48 AM
Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em và bố mẹ thường bị lúng túng khi trẻ gặp trường hợp này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản giúp các bậc phụ huynh xử trí khi bé bị tiêu chảy cấp. Trường hợp bé đã uống thuốc mà vẫn không đỡ, bố mẹ nên đưa bé đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và có cách điều trị cho trẻ hiệu quả hơn.
Bù nước và điện giải
Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em và bố mẹ thường bị lúng túng khi trẻ gặp trường hợp này. Hàng năm, có một số lượng lớn trẻ nhập viện do tiêu chảy cấp tại các cơ sở y tế. Nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm thì có thể dẫn đến tử vong cho trẻ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là virut (vào mùa đông) và vi khuẩn (vào mùa hè). Biểu hiện của bệnh là: đi ngoài phân lỏng tóe nước trên 3 lần/ngày, có thể kèm theo đau bụng, sốt, chán ăn, mệt mỏi, khát nước, thời gian không kéo dài quá 14 ngày... Khi bị tiêu chảy cấp, trẻ mất đi lượng lớn nước và chất điện giải nên nguyên tắc điều trị tiêu chảy cấp là bù lại lượng nước và điện giải mà trẻ bị mất đi. Bố mẹ có thể điều trị cho trẻ ngay tại nhà khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu sau: mất nước nhẹ, trẻ tỉnh táo, khóc có nước mắt, mắt trẻ không trũng, uống nước bình thường, lưỡi ướt. Gia đình có thể cho trẻ uống nước và điện giải nhiều hơn bình thường để bù lại lượng nước và điện giải trẻ đã mất đi trong quá trình bị tiêu chảy. Gia đình có thể dùng dung dịch oresol cho trẻ - đây là dung dịch tốt nhất để điều trị tiêu chảy. Bố mẹ có thể pha một gói oresol hòa tan hoàn toàn với một lít nước đun sôi để nguội. Trong lúc pha, cần chú ý đến chất lượng gói oresol được sử dụng để tránh trường hợp thuốc đã quá hạn, vón cục hoặc bị mốc do yếu tố môi trường. Dung dịch oresol chỉ để được trong khoảng thời gian 24 giờ, nếu để dung dịch quá thời gian trên, cần đổ đi và pha dung dịch mới. Cách cho uống: trẻ dưới 2 tuổi cho uống ít một bằng thìa, với trẻ lớn hơn có thể cho uống từng ngụm nhỏ. Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau rồi tiếp tục cho uống, nhưng cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2-3 phút. Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước: nếu có các dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị phục hồi nước và điện giải.
Trẻ tiêu chảy cấp, dùng thuốc gì?
Khi nào cần đến cơ sở y tế điều trị?
Khi gặp các dấu hiệu sau đây, bạn phải đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế để theo dõi và điều trị: trẻ vật vã kích thích hoặc ngủ li bì, mệt lả; khóc không có nước mắt hoặc mắt rất trũng và khô; lưỡi khô, khát (uống háo hức) hoặc uống kém/không thể uống được. Đó là các dấu hiệu hết sức nguy hiểm có thể phải truyền dịch cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý (natri clorid 0,9%) hoặc dung dịch ringer lactac; trong thời gian truyền dịch bạn cần theo dõi tình trạng mất nước của trẻ và thông báo kịp thời cho bác sĩ để thay đổi phác đồ cho phù hợp.
Một số thuốc thường sử dụng
Để điều trị tiêu chảy cấp cho trẻ, tùy từng trường hợp cụ thể có thể sử dụng một số thuốc sau:
Thuốc kháng sinh: Dùng khi thấy phân trẻ có máu, tốt nhất cần cho trẻ đi khám bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể. Ví dụ: Nếu tiêu chảy cấp do lỵ trực khuẩn Shigella thì dùng ciprofloxacin; nếu do lỵ amip thì dùng metronidazol; nếu do vi khuẩn tả thì có thể dùng azythromycin...
Nuốt nguyên vẹn cả bột trong gói hoặc khuấy đều trong thức ăn, cốc nước uống hoặc bình sữa phải được uống ngay lập tức.
Bổ sung kẽm: trẻ dưới 6 tháng: 10mg/ngày; trẻ trên 6 tháng: 20 mg/ngày; thời gian sử dụng: 10-14 ngày
Chú ý: Không dùng thuốc chống nôn, cầm ỉa cho trẻ bị tiêu chảy cấp.
Dinh dưỡng cho trẻ
Khi trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không nên bắt trẻ nhịn, kiêng khem. Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh. Nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam, xoài... Tránh dùng các loại thực phẩm ít chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ và khó tiêu hóa như: măng, rau cần, ngô, đỗ nguyên hạt và các loại nước có gas gây khó tiêu, đầy bụng.
(Nguồn: baoquangninh.com.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Cẩn thận khi cho trẻ đánh răng (22/10/2015)
- Dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám ngay (20/10/2015)
- Lắc ru, xốc nựng con: Yêu thương không khoa học (19/10/2015)
- Vệ sinh mũi an toàn cho bé (16/10/2015)
- Đau ở trẻ nhỏ - chuyện không nhỏ (15/10/2015)
- Cách tắm bé an toàn khi trời lạnh (14/10/2015)
- Làm gì khi trẻ bị khò khè? (13/10/2015)
- Xử tri viêm mũi ở trẻ nhỏ khi trời lạnh (13/10/2015)
- Bí quyết giúp trẻ tránh xa dịch bệnh (2/10/2015)
- Khi nào trẻ ốm cần được cho nghỉ học (28/9/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều