Yêu quá hóa... nguy
Cập nhật: 29/8/2012 | 9:56:31 AM
Khi bế một đứa trẻ bụ bẫm, chập chững biết đi, người lớn, ngoài chuyện cưng nựng chọc cười, có khi còn tung lên cao hay lắc mạnh để bày tỏ tình thương yêu trẻ của mình. Nhưng, với trẻ nhỏ, điều đó có thể gây những hậu quả khôn lường…
Hội chứng trẻ bị lắc là gì?
Hội chứng trẻ bị lắc (Shaken Baby Syndrome) là một hội chứng tổn thương não ở trẻ em có nguyên nhân do rung lắc, tung hoặc va đập trực tiếp vào đầu trẻ. Nguyên nhân thường gặp là do tình trạng lạm dụng trẻ em xuất phát từ cha mẹ, các cô bảo mẫu, người thân rung lắc, tung trẻ quá mạnh để cưng nựng hoặc dỗ dành khi cho trẻ ăn, dọa nạt khi trẻ khóc.
Ảnh minh họa |
Thuật ngữ “hội chứng trẻ bị lắc” đã được chấp nhận từ cách đây 30 năm và ngày càng được phát hiện thêm nhiều ca lâm sàng ở trẻ do sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Ở Mỹ, mỗi năm ước tính có khoảng 1200 - 1400 ca bệnh với tỷ lệ tử vong khoảng 25%. Trên thực tế con số này có thể lớn hơn nhiều do không được phát hiện và triệu chứng ít biểu hiện ở những thể nhẹ. Hội chứng này gặp chủ yếu ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và giảm dần khi trẻ lớn lên.
Tại sao “lắc” trẻ lại có thể gây tổn thương não?
Các tổn thương của hội chứng trẻ bị lắc
Các thương tổn do lắc trẻ quá mạnh chủ yếu là ở hộp sọ. Đụng dập não, xuất huyết gây tụ máu ngoài màng cứng, dưới màng cứng, chảy máu khoang dưới nhện hoặc trong nhu mô não.
Tổn thương não ở trẻ 3 tháng tuổi bị hội chứng trẻ bị lắc, bao gồm tụ máu dưới màng cứng và phù não nhiều. |
Bên cạnh các tổn thương cấp tính, các tổn thương mạn tính hoặc các di chứng lâu dài cũng có thể có ở trẻ như chậm phát triển trí tuệ và thể lực, đau đầu, ăn uống kém, xuất hiện các cơn co giật kiểu động kinh… gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và tương lai của trẻ sau này.
Ðiều trị và dự phòng ra sao?
Như vậy, lắc trẻ em có thể gây mù, điếc, liệt chi, tổn thương não không hồi phục và thậm chí tử vong. Tuy nhiên, cách dự phòng lại cũng vô cùng đơn giản. Đó là tuyệt đối không bao giờ lắc trẻ, kể cả khi vui đùa hay giận dữ. Khi di chuyển trẻ, hãy giữ cổ ở tư thế tương đối cố định ví dụ một tay giữ cố định vùng đầu và cổ trẻ khi bế. Không tung trẻ lên cao khi vui đùa với trẻ. Các bà mẹ, các cô bảo mẫu, điều dưỡng viên phải được tập huấn về các kỹ năng tối thiểu về chăm sóc trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh để tránh “sai một ly, đi một dặm”.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Cẩn thận khi trẻ thay răng sớm (28/8/2012)
- Dậy thì sớm hay muộn không liên quan việc trẻ uống sữa gì (27/8/2012)
- Cảnh báo ngộ độc thuốc nhỏ mũi ở trẻ nhỏ (26/8/2012)
- Vitamin D ngừa cảm lạnh vào mùa đông cho trẻ (26/8/2012)
- Phòng bệnh cho bé lúc giao mùa (23/8/2012)
- Phát hiện mới giúp trẻ tăng trưởng chiều cao (22/8/2012)
- Con tính khí thất thường cha mẹ phải làm sao? (22/8/2012)
- Sẹo ở trẻ và cách xử trí (21/8/2012)
- Cách xử tri lồng ruột cấp ở trẻ em (21/8/2012)
- Mẹo giúp trẻ bớt xem ti vi, chơi game (19/8/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều