Dịch hạch tái xuất tại Trung Quốc, Mông Cổ
Cập nhật: 2/10/2020 | 9:40:28 AM
Một phụ nữ 25 tuổi ở Mông Cổ và bé trai ba tuổi sống tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, được nhà chức trách ghi nhận mắc bệnh dịch hạch.
Người phụ nữ ngụ tỉnh Khovd, phía Tây Mông Cổ, được kết luận mắc dịch hạch sau khi xét nghiệm tại cơ sở y tế. Theo Trung tâm Quốc gia về Bệnh động vật (NCZD), người này nhiễm vi khuẩn Yersinia sau khi ăn thịt sóc marmot. Cô và 19 người tiếp xúc gần hiện được cách ly tại bệnh viện địa phương.
Vi khuẩn Yersinia là tác nhân chính gây bệnh dịch hạch, thường được tìm thấy trong các loài động vật hoang dã và bọ chét.
Từ đầu năm đến nay, Mông Cổ báo cáo 22 trường hợp nghi mắc dịch hạch, trong đó 6 ca được xác nhận qua xét nghiệm, ba người tử vong.
Các ca dịch hạch cũng xuất hiện tại Trung Quốc gần đây. Hôm 27/9, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Vân Nam xác nhận một cậu bé ba tuổi mắc dịch hạch. Cậu bé được phát hiện dương tính vi khuẩn Yersinia khi tham gia chương trình sàng lọc toàn quốc sau đợt bùng phát dịch hạch trên đàn chuột tại quận Mãnh Hải.
Chính quyền địa phương ngay lập tức tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở cấp độ 4, mức thấp nhất trong hệ thống cảnh báo sức khỏe cộng đồng. Quận Mãnh Hải cũng thành lập một đội kiểm tra, tiêu diệt các loài gặm nhấm và bọ chét.
Các nhà chức trách khuyến cáo người dân kịp thời thông báo nếu phát hiện triệu chứng giống như sốt sau khi tiếp xúc với xác động vật gặm nhấm.
Nhân viên y tế phân loại, dán nhãn xác động vật gặm nhấm có thể gây bệnh dịch hạch tại Trung Quốc, năm 2019. Ảnh: Reuters
Các nhà chức trách khuyến cáo người dân kịp thời thông báo nếu phát hiện triệu chứng giống như sốt sau khi tiếp xúc với xác động vật gặm nhấm.
Trung Quốc ghi nhận hai ca tử vong do dịch hạch trong năm nay, đều sống ở khu Nội Mông, giáp Mông Cổ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dịch hạch, được gọi là "Cái chết đen" thời Trung cổ, là bệnh do vi khuẩn lây lan từ bọ chét sống trên các loài gặm nhấm hoang dã như sóc marmot. Bệnh có thể khiến người lớn tử vong trong chưa đầy 24 giờ nếu không được chữa trị kịp thời.
Bị bọ chét nhiễm vi khuẩn dịch hạch cắn là con đường lây truyền bệnh phổ biến nhất. Ngoài ra, tiếp xúc trực tiếp với mô của động vật nhiễm bệnh dù đã chết hay còn sống cũng khiến bệnh lây lan.
Ca tử vong vì dịch hạch gần đây nhất tại Mông Cổ là một người đàn ông 38 tuổi sống tại tỉnh Khovsgol. Người này qua đời hồi đầu tháng 9 sau khi ăn thịt sóc marmot nhiễm khuẩn Yersinia.
Trước đó, vào tháng 8, một người đàn ông 42 tuổi từ tỉnh Khovd và một bé trai 15 tuổi, tỉnh Govi-Altai, cũng qua đời sau khi mắc dịch hạch.
NCZD cho biết 17 trong số 21 tỉnh của Mông Cổ đang đứng trước nguy cơ bùng phát dịch hạch.
(Nguồn: vnexpress.net)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Campuchia cảnh báo sốt Chikungunya bùng phát tại tỉnh giáp Việt Nam (29/9/2020)
- Tình hình dịch bệnh sáng 27/9: Thế giới ghi nhận trên 33 triệu ca mắc (28/9/2020)
- Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới, dịch trên thế giới chưa chững lại (26/9/2020)
- Bùng phát dịch cúm A H3N2 tại nhiều tỉnh của Campuchia (20/9/2020)
- Chuyên gia: Dịch bệnh ở nhiều nước châu Phi đạt đỉnh sớm hơn dự báo (17/9/2020)
- Tình hình dịch bệnh sáng 7/9: Châu Á có số ca mắc cao nhất thế giới (7/9/2020)
- Người thứ hai ở Hà Nội tử vong do sốt xuất huyết (3/9/2020)
- Thêm 2 trường hợp tái nhiễm Covid-19 ở châu Âu (26/8/2020)
- Lào ghi nhận hơn 5.400 người mắc bệnh sốt xuất huyết (26/8/2020)
- CHDC Congo: Đợt bùng phát dịch sởi kéo dài hơn 2 năm đã chấm dứt (26/8/2020)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều