Hà Nội: Dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp
Cập nhật: 24/10/2019 | 9:39:36 AM
Giám sát công tác phòng chống sốt xuất huyết của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho thấy, tình hình dịch tại một số xã, phường khá phức tạp.
Chăm sóc cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho thấy, tính đến hết tháng 9, toàn thành phố ghi nhận hơn 5.300 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, chưa ghi nhận ca tử vong.
Đáng chú ý, tình hình dịch tại một số địa phương đang diễn biến khá phức tạp.
Trên 400 người mắc sốt xuất huyết mỗi tuần
Theo đánh giá từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, số người mắc bệnh sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng trong hai tháng gần đây. Trong đó, vào những tuần của tháng 9, mỗi tuần đều ghi nhận trên 400 trường hợp mắc mới. Bệnh nhân có ở 465/584 xã, phường, thị trấn (chiếm 79%).
Một số xã, phường ghi nhận nhều bệnh nhân hoặc ổ dịch phức tạp kéo dài, quy mô như Tiền Phong (Thường Tín), Mễ Trì, Mỹ Đình 2 (Nam Từ Liêm), Phương Trung (Thanh Oai), Tân Triều, Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì), Minh Khai (Bắc Từ Liêm), Ô Chợ Dừa (Đống Đa), Quan Hoa, Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy), Đại Kim (Hoàng Mai), Sơn Đồng, Kim Chung (Hoài Đức), thị trấn Phùng (Đan Phượng).
Dự báo những tháng cuối năm, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Nguyên nhân là do điều kiện thời tiết thất thường, số trường hợp mắc bệnh có thể tăng đúng vào chu kỳ của đỉnh dịch vào tháng Mười và Mười một.
Bên cạnh đó, điều kiện vệ sinh môi trường hạn chế, mật độ dân cư cao, một số khu vực thiếu nước sạch, người dân phải tích trữ nước để sinh hoạt hay khu vực có nhiều bãi đất trống… cũng tạo điều kiện cho muỗi vằn truyền bệnh sinh sản và phát triển.
Phun hóa chất tại các ổ dịch chưa triệt để
Vẫn theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, tại một số xã, phường có tình hình dịch phức tạp đều ghi nhận chỉ số côn trùng cao. Nguyên nhân chính do các địa phương chưa thành lập đội xung kích hoặc đã thành lập nhưng hoạt động chưa hiệu quả, thiếu kinh phí hoạt động. Ngoài ra, việc phun hóa chất tại các ổ dịch còn chưa triệt để, tỷ lệ hộ gia đình được phun hóa chất triệt để thấp (do đi vắng hoặc không hợp tác với nhân viên y tế).
Nhân viên y tế hướng dẫn người dân vệ sinh phòng bệnh. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Thêm vào đó, ý thức phòng bệnh của người dân chưa tốt. Mặc dù được tuyên truyền, hướng dẫn nhưng nhiều hộ gia đình còn thờ ơ, chưa tự thực hiện diệt bọ gậy trong nhà.
Trước tình hình trên, Sở Y tế Hà Nội đặt ra mục tiêu khống chế sự gia tăng của số mắc, không để tử vong do sốt xuất huyết Dengue. Cụ thể, số mắc không quá 600 trường hợp trong 1 tuần; số mắc cả năm 2019 không quá 119 trường hợp/100.000 dân.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố yêu cầu các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã tăng cường hoạt động giám sát dịch, triển khai chiến dịch tổng vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và chiến dịch phun hóa chất; đảm bảo hóa chất, máy móc để đáp ứng chống dịch./.
Triệu chứng và xử lý khi bị sốt xuất huyết Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Hiện nay đang là thời kỳ cao điểm của bệnh. Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay), giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh. Lúc này, người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Đây chính là lý do làm cho người bệnh chủ quan, nghĩ rằng bệnh đã đỡ, không tiếp tục điều trị hoặc tái khám, dẫn tới bệnh nặng và có thể tử vong. Các biểu hiện của bệnh trong giai đoạn này có thể là đau bụng, vật vã, lừ đừ, li bì kèm theo buồn nôn. Tình trạng xuất huyết gia tăng, xuất huyết niêm mạc như chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc máu, xuất huyết âm đạo hoặc đái ra máu. Vì vậy, bác sỹ Cấp khuyến cáo, nếu bệnh nhân sốt cao trên 38,5 độ C cần thuốc hạ sốt và lau mát bằng nước ấm. Thuốc hạ sốt chỉ được dùng là paracetamol đơn chất, cách nhau mỗi 4-6 giờ, bù dịch bằng đường uống như nước oresol hoặc nước trái cây... Người bệnh cần tái khám ngay khi có một trong các dấu hiệu như thấy khó chịu hơn mặc dù giảm sốt hoặc hết sốt, không ăn, uống được; nôn ói nhiều; đau bụng nhiều; chảy máu mũi, miệng hoặc không đi tiểu trên 6 giờ; tăng kích thích, vật vã hoặc li bì… |
(Nguồn: vietnamplus.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- 1.200 ca mắc sởi tại Mỹ kể từ đầu năm, cao nhất từ năm 1992 (6/10/2019)
- WHO báo động về số các ca mắc dịch tả gia tăng tại Sudan (27/9/2019)
- Bệnh bại liệt ở trẻ em xuất hiện trở lại tại Philippines sau 19 năm (19/9/2019)
- 3 trẻ tưởng quai bị hoá nhiễm vi khuẩn chết người (15/9/2019)
- Singapore ghi nhận trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên trong năm 2019 (14/9/2019)
- Đà Nẵng: Một bệnh nhân tử vong do nhiễm trùng huyết trên nền sốt xuất huyết (3/9/2019)
- Đợt dịch Ebola mới tại CHDC Congo đã làm hơn 2.000 người chết (31/8/2019)
- Dịch sốt xuất huyết diễn biến nghiêm trọng tại Philippines (31/8/2019)
- Dịch sốt xuất huyết làm hàng trăm người thiệt mạng tại Trung Mỹ (30/8/2019)
- Trung Quốc: Ca nhiễm cúm H5N6 ở người đầu tiên tại Bắc Kinh (22/8/2019)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều