Nhiều nước trong khu vực và sát biên giới Việt Nam đã ghi nhận sự lưu hành vi rút Zika
Cập nhật: 8/3/2016 | 7:47:42 AM
Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong thời gian từ tháng 01/2007 đến ngày 07/3/2016 đã có 54 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có sự lưu hành hoặc có sự lây truyền vi rút Zika, tính riêng từ đầu năm 2015 đã có 41 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận sự lưu hành vi rút Zika), trong đó Lào là nước mới nhất ghi nhận có sự lưu hành của vi rút Zika (theo rà soát số liệu giai đoạn 2014-2015). Có 3 quốc gia ghi nhận ca bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục do không có sự lưu hành của muỗi Aedes gồm Pháp, Italia và Hoa Kỳ.
Bản đồ các quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận sự lưu hành vi rút Zika 2007-2016
Các quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận vi rút Zika giai đoạn 2007 - 07/3/2016
| Khu vực của WHO | Quốc gia và vùng lãnh thổ |
Có sự lưu hành vi rút Zika và gia tăng chứng đầu nhỏ, hội chứng Guillain-Barré | Khu vực châu Mỹ | Brazil |
Có sự lưu hành vi rút Zika và gia tăng hội chứng Guillain-Barré nhưng không có báo cáo về chứng đầu nhỏ | Khu vực châu Mỹ | Colombia, El Salvador, Venezuela, Martinique, Puerto Rico, Panama, Suriname |
Có sự lưu hành vi rút Zika nhưng không có báo cáo về chứng đầu nhỏ và hội chứng Guillain-Barré | Khu vực châu Phi | Cape Verde, Gabon |
Khu vực châu Mỹ | Aruba, Barbados, Bonaire, Bolivia, Costa Rica, Curaçao, Cộng hòa Dominican, Ecuador, French Guiana, Guadeloupe, Guatemala, Guyana, Haiti, Honduras, Jamaica, Mexico, Nicaragua, Paraguay, Saint Martin, Saint Vincent và the Grenadines, Sint Maarten, Trinidad và Tobago, Quần đảo Virgin Hoa Kỳ | |
Khu vực Đông Nam Á | Indonesia, Maldives, Thái Lan | |
Khu vực Tây Thái Bình Dương | American Samoa, Cam pu chia, Fiji, Malaysia, Marshall Islands, Philippines, Samoa, Solomon Islands, Tonga, Vanuatu, Lào | |
Các ổ dịch đã được khống chế hoàn toàn | Khu vực Tây Thái Bình Dương | Quần đảo Cook, French Polynesia, New Caledonia, Yap - Micronesia |
Khu vực châu Mỹ | Isa De Pascua– Chile | |
Có ca bệnh nhưng không có véc tơ truyền bệnh | Khu vực châu Mỹ | Hoa Kỳ |
Khu vực châu Âu | Pháp, Italy |
Ngoài ra, một số quốc gia cũng đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika xâm nhập sau khi về từ vùng có dịch gồm: Đức, Hà Lan, Úc, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Cu Ba, Contra Costa, Utah, Đan Mạch, Nga.
Sự liên quan giữa nhiễm vi rút Zika và chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh
Đến nay, đã có ít nhất 5.909 trường hợp mắc chứng đầu nhỏ hoặc bất thường hệ thống thần kinh trung ương được thông báo tại Brasil với 139 trường hợp tử vong. Trong khi đó trong giai đoạn 2001-2014 chỉ ghi nhận trung bình 163 trường hợp/năm. Trong số này có 31 trường hợp được khẳng định có liên quan đến sự nhiễm vi rút Zika, 96 trường hợp đang được tiếp tục điều tra và 12 trường hợp không có sự liên quan.
Vụ dịch do vi rút Zika trong thời gian từ 3/2014 đến 5/2015 tại French Polynesia cũng được thông báo có sự gia tăng các trường hợp bất thường hệ thống thần kinh trung ương với 19 trường hợp được thông báo, trong đó có 8 trường hợp mắc chứng đầu nhỏ, trong khi trước đó chỉ ghi nhận trung bình 0-2 trường hợp/năm.
Có hai nghiên cứu độc lập gần đây trong phòng xét nghiệm về sự tác động của vi rút Zika với tế bào não do các nhà khoa học của Brasil và Trường đại học Johns Hopkins cho thấy vi rút có thể xâm nhập và tấn công hủy hoại tế bào não làm tế bào não không thể tiếp tục phát triển. Đây là bằng chứng quan trọng về mối liên quan giữa vi rút Zika và chứng đầu nhỏ. Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng lưu ý kết quả trong phòng xét nghiệm có thể sẽ không giống như thực tế xảy ra trên cơ thể người. Do đó đến nay Tổ chức Y tế thế giới vẫn chưa khẳng định chắc chắn về mối liên quan giữa vi rút Zika và chứng đầu nhỏ và cần có thêm những bằng chứng khoa học để khẳng định.
Các quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận trường hợp mắc chứng đầu nhỏ 2013-2016
Quốc gia/Vùng lãnh thổ | Số trường hợp mắc chứng đầu nhỏ có thể có liên quan đến vi rút Zika | Nơi bệnh nhân có thể bị phơi nhiễm vi rút |
French Polynesia | 8 | French Polynesia |
Brazil | 641 | Brasil |
Hawaii (Hoa Kỳ) | 1 | Brasil |
Slovenia | 1 | Brasil |
Sự liên quan giữa nhiễm vi rút Zika và hội chứng Guillain-Barré (GBS)
Trong bối cảnh vi rút Zika đang lưu hành tại nhiều quốc gia trên thế giới, có 9 quốc gia, vùng lãnh thổ thông báo ghi nhận hoặc có sự gia tăng trường hợp mắc hội chứng Guillain-Barré.
Quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận trường hợp mắc hội chứng GBS 2013-2016
Thông báo có trường hợp mắc hội chứng Guillain-Barré mà không nhiễm vi rút Zika | Thông báo có sự gia tăng trường hợp mắc hội chứng Guillain-Barré và có ít nhất một trường hợp mắc có nhiễm vi rút Zika | Thông báo không có sự gia tăng trường hợp mắc hội chứngGuillain-Barré và có ít nhất một trường hợp mắc có nhiễm vi rút Zika |
El Salvador , | French Polynesia, | Martinique, |
Trong năm 2015, Brasil ghi nhận 1.708 trường hợp mắc hội chứng Guillain-Barré, tăng 19% so với năm 2014 mặc dù không phải tăng ở tất cả các bang thuộc Brasil.
Tại Colombia, có 201 trường hợp mắc hội chứng Guillain-Barré có tiền sử nghi nhiễm vi rút Zika được ghi nhận trong vòng 9 tuần (tính đến ngày 14/02/2016). Đến nay, không có trường hợp nào mắc hội chứng Guillain-Barré xác định có nhiễm vi rút Zika.
Năm 2013-2014, tại French Polynesia đã xảy ra vụ dịch do vi rút Zika, trong đó có 42 bệnh nhân mắc hội chứng Guillain-Barré. Có 88% số trường hợp có biểu hiện triệu chứng nhiễm vi rút Zika trước khi có biểu hiện hội chứng Guillain-Barré. Một nghiên cứu thực hiện theo phương pháp nghiên cứu bệnh – chứng tại French Polynesia được công bố gần đây cho thấy có mối liên quan khá rõ ràng giữa việc nhiễm vi rút Zika và mắc hội chứng Guillain-Barré. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới thông báo vẫn cần có thêm những bằng chứng khoa học để khẳng định mối liên quan này.
Đến nay, Việt Nam vẫn chưa ghi nhận trường hợp mắc vi rút Zika xâm nhập vào nước ta cũng như chưa phát hiện sự lây truyền vi rút Zika tại cộng đồng; tuy nhiên trong bối cảnh các nước trong khu vực đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika xâm nhập hoặc có sự lây truyền vi rút Zika như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, đặc biệt là Cam pu chia, Lào, Trung Quốc, những nước có chung đường biên giới với nước ta, nguy cơ vi rút Zika xâm nhập vào nước ta và bùng phát thành dịch là rất lớn.
Để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch do vi rút Zika tại cộng đồng, sáng ngày 05/3/2016, Bộ Y tế phối hợp Ủy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát động Chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng để phòng bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết” nhằm kêu gọi mỗi người dân, gia đình và cộng đồng cũng như các ban, ngành đoàn thể, tổ chức hãy nêu cao vai trò trách nhiệm trong việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. Tại lễ Phát động chiến dịch, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã kêu gọi mỗi người dân “hàng tuần hãy giành ra nửa giờ đồng hồ để tiến hành lật úp các dụng cụ, thu dọn các vật dụng phế thải xung quanh nhà như vỏ chai, lon, hộp bia nước ngọt, lốp xe, vật dụng phế thải…, thay nước bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn…, vì chính các vật dụng này có khả năng chứa nước và là ổ chứa, nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết. Việc thực hiện các hành động nêu trên không phải chỉ phòng bệnh cho cộng đồng mà cho chính bản thân và gia đình.”
Trong bối cảnh dịch bệnh do vi rút Zika tiếp tục diễn biến phức tạp và có nguy cơ xâm nhập vào nước ta; thêm vào đó một số quốc gia cũng đã ghi nhận sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục làm tăng nguy cơ lây lan vi rút Zika nếu không áp dụng các biện pháp tình dục an toàn, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai. Để chủ động phòng chống bệnh do vi rút Zika xâm nhập và lây lan tại nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
1. Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai trong vòng 6 tháng tới không nên đến các quốc gia đang có dịch bệnh do vi rút Zika khi không cần thiết.
Danh sách các quốc gia lưu hành hoặc ghi nhận vi rút Zika được cập nhật trên Website của Cục Y tế dự phòng: http:www.vncdc.gov.vn
2. Người đi/đến/về từ quốc gia đang có dịch bệnh do vi rút Zika chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị. Điện thoại đường dây nóng: 0989, 671. 115.
3. Người trở về từ quốc gia đang có dịch bệnh do vi rút Zika, cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) đang trong quá trình mang thai hoặc dự định có thai để tránh những biến chứng có thể xảy ra đối với thai nhi.
4. Để phòng chống bệnh do vi rút Zika, người dân hãy áp dụng các biện pháp chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng).
(Nguồn: vncdc.gov.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Số trẻ sơ sinh bị dị tật đầu nhỏ tại Brazil tiếp tục tăng (3/3/2016)
- Cuba ghi nhận trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên (3/3/2016)
- Trung Quốc tiếp tục ghi nhận trường hợp nhiễm virus Zika (1/3/2016)
- Mỹ: 6 trường hợp nhiễm Zika qua đường tình dục (29/2/2016)
- Honduras phát hiện bệnh nhân đầu tiên liên quan tới virus Zika (29/2/2016)
- Danh sách các nước có dịch lưu hành hoặc xâm nhập do vi rút Zika đến ngày 25/02/2016 (27/2/2016)
- Trung Quốc tiếp tục phát hiện bệnh nhân thứ 6 nhiễm virus Zika (27/2/2016)
- Costa Rica xác nhận 2 trường hợp đầu tiên nhiễm virus Zika (26/2/2016)
- Nam Phi xác nhận trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên (23/2/2016)
- Trung Quốc ghi nhận ca nhiễm virus cúm gia cầm H7N9 mới (20/2/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều