WHO: Covid-19 bùng phát ở Nam Phi là hồi chuông cảnh tỉnh
Cập nhật: 21/7/2020 | 10:46:16 AM
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định ca Covid-19 tăng nhanh ở Nam Phi là hồi chuông cảnh báo cho phần còn lại của lục địa.
Ngày 21/7, WHO cho biết khu vực này báo cáo hơn 13.000 trường hợp dương tính mới, cao thứ tư toàn cầu. Trong đó, tình hình ở các nước như Botswana, Kenya, Namibia, Zambia và Zimbabwe trở nên căng thẳng, theo Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của tổ chức.
"Dù con số ghi nhận ở các nước này nhỏ hơn, chúng ta có thể nhận thấy các ca nhiễm trong cộng đồng bắt đầu leo thang tại khu vực châu Phi hạ Sahara. Tôi nghĩ điều này cần được quan tâm một cách nghiêm túc", ông nói.
Tiến sĩ Ryan cũng bổ sung: "Nam Phi có thể chỉ là điểm khởi đầu, một dấu hiệu cảnh báo cho những gì có thể xảy ra tiếp theo ở phần còn lại của lục địa. Đây không chỉ là hồi chuông đối với chính Nam Phi. Chúng ta cần thận trọng xem xét lại những gì đang diễn ra ở toàn châu Phi".
WHO cũng cảnh báo đại dịch có thể tấn công cộng đồng nửa triệu người dân bản địa trên thế giới, với điều kiện sống nghèo nàn.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc họp báo ngày 3/7 tại Thuỵ Sĩ. Ảnh: Reuters
Theo Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus, tính đến ngày 6/7, hơn 70.000 người dân bản địa ở châu Mỹ đã nhiễm nCoV, trong đó 2.000 ca tử vong.
"Đây thường là những đối tượng chịu gánh nặng đói nghèo, thất nghiệp, suy dinh dưỡng, cả các bệnh truyền nhiễm và không lây nhiễm. Họ dễ bị tổn thương hơn", ông nói, không quên nhấn mạnh người bản địa Mỹ là mối quan tâm đặc biệt.
Ông Tedros kêu gọi các quốc gia thực hiện biện pháp phòng ngừa và bảo vệ sức khoẻ cần thiết, đặc biệt chú ý truy vết tiếp xúc.
"Chúng ta không thể chỉ chờ đợi vaccine. Cần giữ gìn mạng sống ngay bây giờ", ông nói.
Tính đến ngày 21/7, toàn thế giới ghi nhận gần 15 triệu ca dương tính nCoV và hơn 600.000 trường hợp tử vong. WHO hoan nghênh tin tức về triển vọng của các thử nghiệm vaccine vừa được công bố, đặc biệt kết quả của nhóm Oxford và AstraZeneca.
"Chúng tôi chúc mừng các đồng nghiệp vì tiến độ đạt được. Đây là kết quả tích cực, nhưng còn cả chặng đường dài. Chúng ta cần chuyển sang các thử nghiệm quy mô lớn hơn", Tiến sĩ Tedros phát biểu.
(Nguồn: vnexpress.net)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- WHO ghi nhận số ca mới mắc COVID-19 cao kỷ lục trong 24 giờ (18/7/2020)
- Hàn Quốc tiếp tục đối mặt với làn sóng COVID-19 ’nhập khẩu’ (17/7/2020)
- Hơn 10.000 trẻ mắc tay chân miệng, Bộ Y tế gửi công văn khẩn (14/7/2020)
- Dịch COVID-19 đến 7h sáng 14/7: Thế giới có gần 575.000 ca tử vong (14/7/2020)
- 78 ca mắc bạch hầu, cảnh báo nhiều trường hợp không biểu hiện bệnh (13/7/2020)
- WHO ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục trong ngày (13/7/2020)
- Thế giới có hơn 12,6 triệu ca nhiễm, Mexico ở giai đoạn đỉnh dịch (12/7/2020)
- Trung Quốc đứng trước nguy cơ bệnh dịch hạch (10/7/2020)
- Tình hình dịch bệnh COVID-19 sáng 8/7: Gần 12 triệu ca mắc (8/7/2020)
- WHO đang giám sát trường hợp bệnh dịch hạch tại Trung Quốc (8/7/2020)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều