Tiếp theo thông tin ngày 07/5/2016 của Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương về trường hợp công dân người Hàn Quốc xét nghiệm dương tính với vi rút Zika sau khi trở về từ Việt Nam, Cục Y tế dự phòng, Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế của Việt Nam đã liên hệ với Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế của Hàn Quốc đề nghị cung cấp thêm thông tin và ngày 09/5/2016 đã nhận được các thông tin bổ sung ban đầu về trường hợp này như sau:
Chiều 8/5, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết chưa thể khẳng định ca nhiễm vi rút Zika tại Hàn Quốc là nhiễm bệnh tại Việt Nam. Phải điều tra rõ ràng mới có thể khẳng định ca bệnh do nhiễm tại TP Hồ Chí Minh hay không.
Ngày 4/5, Bộ Y tế Liberia thông báo hai bệnh nhân Ebola được phát hiện mới đây tại nước này đã được xuất viện, sau khi sức khỏe hồi phục và không còn virus nguy hiểm này.
Vi rút Parecho ở người (HPeV1 và HPeV2) được phân lập đầu tiên năm 1956. Vi rút Parecho thuộc họ Piconaraviridae, có 6 týp vi rút gồm (Human Parechoviruses -HPeV) HPeV1, HPeV2, HPeV3, HPeV4, HPeV5 và HPeV6. Parecho là một loại vi rút liên quan chặt chẽ với vi rút Entero.
Giới chức y tế Brazil cho biết, tính từ đầu năm tới nay, Brazil ghi nhận hơn 91.000 ca nhiễm mới Zika, loại virút liên quan tới bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh dịch Hàn Quốc (CDC) ngày 27/4 cho biết đã ghi nhận trường hợp nhiễm virus Zika thứ hai tại nước này.
Cơ quan Y tế Công cộng Canada ngày 25/4 xác nhận tại nước này đã có trường hợp đầu tiên lây nhiễm virus Zika qua đường tình dục và đây cũng là ca nhiễm Zika đầu tiên ở trong nước.
Viện Y tế Quốc gia Colombia (INS), ngày 23/4, thông báo quốc gia này ghi nhận thêm hai trường hợp trẻ sơ sinh mắc bệnh đầu nhỏ liên quan đến virus Zika.
Cơ quan y tế tỉnh Giang Tây, miền Đông Trung Quốc, ngày 17/4 cho biết hai ca nhiễm virus cúm H7N9 ở người đã được xác nhận. Đó là một phụ nữ 43 tuổi và con trai 23 tuổi.
Ngày 5/4, Bộ Y tế công bố 2 trường hợp nhiễm vi rút Zika đầu tiên tại Khánh Hòa và TP Hồ Chí Minh sau khi các xét nghiệm tại bệnh viện - nơi bệnh nhân đến khám và tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đều cho kết quả dương tính.
Ngày 1/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo hàng trăm người có khả năng từng tiếp xúc trực tiếp với tám trường hợp nhiễm virus Ebola tại Guinea đã được tiêm thử nghiệm vắcxin VSV-EBOV của hãng dược phẩm Merck (Đức) nhằm ngăn chặn dịch bệnh chết người này xuất hiện trở lại.
Giới chức y tế Liberia ngày 1/4 thông báo một trường hợp mới tử vong do virus Ebola, chỉ vài tháng sau khi quốc gia Tây Phi này tuyên bố "sạch" dịch bệnh này.
Giới chức y tế Guinea ngày 30/3 cho biết 7 người đã tử vong sau khi virus Ebola tái xuất hiện ở khu vực nông thôn nước này, mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây khẳng định rằng có thể kiểm soát được các ca nhiễm còn lại đã được cách ly.