350 dịch vụ y tế sẽ tăng giá ngay trong năm nay
Cập nhật: 14/9/2011 | 1:45:06 PM
Trong năm 2011-2012, 350 dịch vụ dịch vụ y tế có thể tăng giá. Bộ Y tế khẳng định, sự tăng này là tất yếu. Nếu không tăng, cơ sở y tế sẽ không thể tồn tại và sự tăng này không ảnh hưởng nhiều đến 53 triệu người có thẻ BHYT.
Tại buổi họp giao ban báo chí Trung ương chiều 13/9, ông Trần Đức Long, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế đang chuẩn bị điều chỉnh giá của 350 dịch vụ y tế, trong khi chờ Chính phủ ban hành nghị định về vấn đề này. Những dịch vụ dự tính tăng gồm giá khám - chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe, giá giường bệnh và giá các dịch vụ kỹ thuật…
Tăng giá cao nhất là 10 lần
Ông Trần Đức Long khẳng định, hiện mức thu viện phí quá thấp so với tình hình thực tế.
Cụ thể, ngân sách nhà nước cáp cho giường bệnh 40 - 50 triệu đồng/năm thì chi phí một phần viện phí chỉ bằng 30 - 50% chi phí trực tiếp tính theo thời gian năm 1995. Đến nay giá tất cả các nguyên liệu như xăng, dầu, vật tư tiêu hao đều tăng 5 - 6 lần, lương tối thiểu tăng 6,9 lần tính đến 5/2011… nếu không tăng viện phí thì các cơ sở y tế không thể tồn tại được.
Ví dụ sử dụng kiêm tiêm, chỉ khâu trong phẫu thuật tính giá trước kia là 1.000 đ/1 sợi chỉ thì nay tăng 45 - 70.000 đồng/1 sợi.
Vì thế, tới đây, Bộ Y tế sẽ điều chỉnh tăng giá 350 (trong tổng số khoảng 3.000) dịch vụ y tế. Cụ thể, có 220 dịch vụ, kỹ thuật dự định sẽ tăng 2-2,5 lần là các dịch vụ không thường xuyên và thường rơi vào nhóm các dịch vụ y học dân tộc, châm cứu... ; khoảng 70 dịch vụ có mức tăng từ 7-10 lần.
Bộ Y tế cho rằng, giá dịch vụ khám chữa bệnh quy định từ năm 1995 chỉ từ 500-3.000 đồng/lần khám đến nay không đủ để mua găng tay, khẩu trang trong khi còn nhiều chi phí trực tiếp khác như vật tư, điện, nước, dụng cụ. Vì thế, trên cơ sở tính toán chi phí hiện nay, Bộ Y tế đề xuất mức điều chỉnh từ 6.000-25.000 đồng tùy theo từng hạng bệnh viện, từng chuyên khoa sẽ có mức phù hợp.
Đối với giường điều trị nội trú quy định tại thông tư ban hành năm 1995 chỉ từ 4.000-18.000 đồng, trong khi đó chỉ tính riêng tiền xử lý chất thải cho 1 giường bệnh trong 1 ngày đã vào khoảng 10.000-17.000, tiền điện, nước vệ sinh cũng khoảng 10.000 đồng/ngày, đó là chưa kể nếu phòng có điều hòa thì chi phí cao hơn nhiều.
Không tác động tới phần lớn người dân
Theo Bộ Y tế, việc điều chỉnh viện phí lần này không làm ảnh hưởng đến việc chi trả tiền thuốc và vật tư thay thế trong gói chi phí mà người bệnh và cơ quan BHYT phải chi trả. Chỉ điều chỉnh khoảng 10% số dịch vụ kỹ thuật y tế hiện đang được thực hiện, trong đó có khám bệnh và ngày giường điều trị nên dự báo mức tăng không nhiều so với tổng số tiền viện phí hiện nayh.
Vì thế, việc điều chỉnh lần này không làm ảnh hưởng đến 53 triệu người có thẻ BHYT (62% dân số) gồm người làm công ăn lương, đối tượng hưu trí, người có công với cách mạng, các đối tượng chính sách xã hội, người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi. Vì chi phí khám chữa bệnh của đối tượng này về cơ bản được BHYT chi trả, kể cả một số dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn.
Đối với người thuộc hộ cận nghèo và nông dân, theo lộ trình thực hiện Luật BHYT, từ 1/1/2012 sẽ hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT (đang đề nghị nâng mức hỗ trợ 50- 60%) để đạt mục tiêu BHYT toàn dân vào năm 2014. Bộ Y tế cho rằng, nếu tham gia BHYT, về cơ bản các đối tượng này không bị ảnh hưởng nhiều.
Còn với đối tượng có thu nhập trung bình khá trở lên, tuy giá dịch vụ y tế được điều chỉnh nhưng giá dịch vụ này so với các nước trong khu vực còn rất thấp, do vậy các đối tượng này vẫn có khả năng chi trả.
Ông Long cho biết thêm, giai đoạn 2013 trở đi, khi Chính phủ ban hành nghị định, thực hiện tính đầy đủ chi phí, đồng thời thay đổi cơ bản phương thức thanh toán, chuyển từ thanh toán theo phí dịch vụ sang thanh toán trọn gói, thanh toán theo định suất đối với người bệnh có thẻ BHYT đi khám tại cơ sở khám chữa ban đầu.
(Nguồn: dantri.com)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- 6 thành tựu y học sẽ được ứng dụng năm 2011 (12/9/2011)
- Làm rõ sự gia tăng bất thường của bệnh tay chân miệng (9/9/2011)
- Xây dựng kế hoạch phòng chống đại dịch cúm (8/9/2011)
- Sự biến đổi của vi rút cúm gia cầm có nguy hiểm? (6/9/2011)
- Vì sao Bộ Y tế chưa công bố dịch tay chân miệng? (4/9/2011)
- Bệnh chân tay miệng có thể chữa được bằng thuốc nam ? (4/9/2011)
- Bác sĩ nước ngoài sẽ mổ cho người đàn ông có khối u 1 mét (4/9/2011)
- Sản phụ sinh cùng lúc 4 bé, bác sĩ (4/9/2011)
- 52 người có thể nhiễm HIV trong thảm họa ghép tạng Đài Loan (4/9/2011)
- Cảnh báo đại dịch cúm gia cầm mới ở Việt Nam (1/9/2011)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều