Ca bệnh "siêu lây nhiễm": Ngòi nổ bí ẩn của các đại dịch
Cập nhật: 14/4/2020 | 10:43:03 AM
Nhìn lại một họ hàng gần của Covid-19 là đại dịch MERS, ở Hàn Quốc, chỉ với 3 trường hợp siêu lây nhiễm đã làm "ngòi nổ" cho 75% các ca bệnh được ghi nhận ở quốc gia này.
Dịch Covid-19 đang ngày càng lan rộng, diễn biến phức tạp và khó lường, trong đó ghi nhận hiện tượng: Một số ca bệnh dù chỉ ở trong cộng đồng một thời gian ngắn nhưng đã lây nhiễm cho rất nhiều người (được gọi là siêu lây nhiễm), trường hợp ca bệnh thứ 31 ở Hàn Quốc là một ví dụ điển hình. Ngược lại, cũng có những ca bệnh dù tiếp xúc với nhiều người nhưng lại không hề lây nhiễm cho bất kỳ ai. Có thể kể đến trường hợp của một cặp vợ chồng ở bang Illinois, Mỹ. Theo đó, vào ngày 23/1, người vợ trở về từ Vũ Hán và đã trở thành trường hợp đầu tiên ở bang này mắc Covid-19. Chỉ 7 ngày sau, người chồng cũng đã được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2. Khi nhập viện 2 vợ chồng đều trong tình trạng ốm nặng. Điều bất ngờ là sau khi tiến hành truy vết, lực lượng chức năng xác định 372 người là F1, nhưng sau đó không một ai nhiễm bệnh.
Hiện tượng đối lập này đã đặt ra cho các nhà khoa học một câu hỏi: Liệu khả năng lây truyền dịch bệnh có sự khác nhau ở mỗi người?
Dựa theo các số liệu tính đến thời điểm hiện tại, câu trả lời đang thiên về đáp án “Có”. Theo các nhà khoa học, ca bệnh siêu lây nhiễm, trung tâm của sự kiện siêu lây nhiễm, đóng vai trò mấu chốt cho diễn biến của sự kiện này, nói rộng ra là diễn biến dịch của cả một khu vực. Bên cạnh ca bệnh siêu lây nhiễm, những người nằm ở cuối chuỗi lây nhiễm (những người nhiễm bệnh nhưng không lây lan cho người khác), cũng đóng một vai trò quan trọng cho các nhà dịch tễ học xác định thời điểm sự kiện lây nhiễm xảy ra, cũng như khoanh vùng, áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch.
Nhìn lại đại dịch MERS (Hội chứng hô hấp Trung Đông), việc virus MERS-CoV (họ hàng gần với SARS-CoV-2) lây lan mạnh ở Hàn Quốc được châm ngòi chỉ bởi 3 ca bệnh. Theo tính toán 75% các ca bệnh ở Hàn Quốc lúc bấy giờ, sau khi thực hiện truy vết, đều có liên quan đến 3 ca siêu lây nhiễm này. Dịch MERS bùng phát tại xứ sở kim chi vào năm 2015, khi một người đàn ông 68 tuổi bị nhiễm bệnh trong những ngày du lịch tại vùng Trung Đông. Khi về nhà, ông ta đã lây nhiễm trực tiếp cho 29 người khác, 2 trong số 29 người này lại tiếp tục lây nhiễm cho 106 người.
Một họ hàng gần khác với với Covid-19 là SARS, bùng phát năm 2003, cũng ghi nhận trường hợp siêu lây nhiễm, đó là bệnh nhân đầu tiên ở Hong Kong đã lây trực tiếp cho 125 người khác. Các trường hợp khác bao gồm: Sự kiện 180 người trong một khu dân cư bị lây nhiễm ở Hong Kong; sự kiện 22 người bị lây nhiễm trên một chuyến bay từ Hong Kong đến Bắc Kinh.
“Nếu người bị nhiễm Covid-19 là một ca bệnh siêu lây nhiễm, việc truy vết các trường hợp tiếp xúc gần là điều đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, nếu người này lại là trường hợp đối lập với siêu lây nhiễm, vì một lý do nào đó mà không phát tán virus, thì truy vết là một giải pháp lãng phí. Vấn đề rắc rối ở đây là chúng ta ít khi phân biệt được 2 trường hợp này” – Nhà miễn dịch học Jon Zelner, Đại học Michigan, cho biết.
Về quan điểm của mình, GS Martina Morris, chuyên gia thống kê và xã hội học đến từ Đại học Washington, nhận định: “Chắc chắn phải có một mối liên kết hay một đặc điểm chung nào đó của những ca bệnh siêu lây nhiễm. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa có dữ liệu độc lập về vấn đề này”.
Chuyên gia này cũng chỉ ra rằng, rất dễ nhầm lẫn giữa một ca bệnh siêu lây nhiễm và một sự kiện lây nhiễm theo dây chuyền tại nơi đông người, bởi lúc này khả năng phát tán mầm bệnh nhiều hay ít của một cá nhân gần như không đóng vai trò gì đánh kể. “Trong một căn phòng đông người, nếu bạn là người đầu tiên nhiễm bệnh và đó lại là một dịch bệnh dễ lây lan, bạn sẽ được xem như một trường hợp siêu lây nhiễm. Tuy nhiên, bất cứ ai trong căn phòng cũng có thể đóng góp tương đương vào sự kiện lây nhiễm này. Bạn chỉ đơn giản là người đầu tiên trong một chuỗi lây nhiễm liên hoàn mà thôi” - GS Martina Morris nói.
Lịch sử y học cũng đã chứng kiến nhiều căn bệnh truyền nhiễm, có tồn tại yếu tố siêu lây nhiễm, điển hình như bệnh lao hay bệnh sởi. Trường hợp của nữ đầu bếp Mary Mallon vào những năm đầu thế kỷ 20 là một ví dụ. Được biết, người phụ nữ này đã lây lan bệnh thương hàn cho hơn 50 người khác. Điều đặc biệt là Mary lại không hề có triệu chứng bệnh.
Đối với các trường hợp có khả năng lây truyền dịch bệnh mạnh hơn bình thường, quan điểm chung của nhiều chuyên gia là họ có khả năng phát tán tải lượng virus cao hơn trong các giọt dịch hô hấp hoặc khí dung. Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề có quá ít nghiên cứu để có thể khẳng định về cơ chế. Trước đó, một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thời điểm khoảng 3 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng bệnh là lúc bệnh nhân Covid-19 lây lan virus SARS-CoV-2 mạnh mẽ nhất.
Theo TS Jennifer Layden, khả năng lây nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Khoảng cách với những người xung quanh? Người nhiễm bệnh có ho hay hắt hơi hay không? Các biện pháp phòng hộ có được áp dụng? Những người tiếp xúc với ca bệnh có thuộc diện dễ bị lây nhiễm (cao tuổi, có bệnh nền, hệ miễn dịch yếu)?
Trong khi việc có hay không các bệnh nhân siêu lây nhiễm vẫn chưa thực sự sáng tỏ, theo giới chuyên môn, các biện pháp như đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân hay giãn cách xã hội vẫn là những gì tốt nhất mà chúng ta có ở thời điểm hiện tại, để kiểm soát dịch bệnh này.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua vật tư phục vụ công tác chuyên môn (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (12/11/2024)
- Nâng cao năng lực tư vấn xét nghiệm HIV cho cán bộ y tế (12/11/2024)
- ƯU ĐÃI GIÁ VẮC XIN LỚN NHẤT NĂM TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG VẮC XIN DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (12/11/2024)
- CDC QUẢNG NINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NĂM 2024 (8/11/2024)
- Đoàn công tác CDC Tuyên Quang đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh (7/11/2024)
- Nhiễm virus corona: Thủ phạm thực sự gây ra cái chết là gì? (14/4/2020)
- Những ”bệnh nhân thầm lặng” có nguy cơ lây nhiễm hay không? (14/4/2020)
- Mỹ đạt bước tiến mới trong phát hiện kháng thể chống virus SARS-CoV-2 (14/4/2020)
- Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nếu nới lỏng có thể bùng phát trở lại (13/4/2020)
- Công bố kết quả thử nghiệm thuốc kháng SARS-CoV-2 đầu tiên (13/4/2020)
- Nói không với xét nghiệm COVID-19 dịch vụ theo yêu cầu (12/4/2020)
- Nhà khoa học Anh nói vắc-xin Covid-19 có thể ”ra lò” vào tháng 9 (12/4/2020)
- Thử nghiệm vắcxin chống COVID-19 của Italy cho kết quả tích cực (11/4/2020)
- Gần 60% bệnh nhân mắc COVID-19 ở Việt Nam đã được điều trị khỏi (10/4/2020)
- Các nhà khoa học Argentina giải mã thành công bộ gien của virus SARS-COV-2 (10/4/2020)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều