Chính phủ Mỹ và Quỹ Bill & Melinda Gates tìm cách điều trị HIV/AIDS
Cập nhật: 28/10/2019 | 9:27:49 AM
Chính quyền của Tổng thống Trump quyết tâm xóa sổ đại dịch HIV/AIDS trong vòng thập kỷ tới, đồng thời dành sự quan tâm lớn đối với hồng cầu hình liềm, căn bệnh vốn ảnh hưởng lớn đến người châu Phi.
Xếp hình ruybăng đỏ nhân Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS tại Bhubaneswar, Ấn Độ. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Chính phủ Mỹ và Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates ngày 23/10 đã cam kết cùng đầu tư 200 triệu USD trong 4 năm tới cho liệu pháp điều trị gene đối với bệnh HIV/AIDS và hồng cầu hình liềm (SCD) ít tốn kém hơn so với phương pháp điều trị hiện nay.
Hồi đầu năm nay, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã thông báo quyết tâm xóa sổ đại dịch HIV/AIDS trong vòng thập kỷ tới, đồng thời xác định dành sự quan tâm lớn hơn đối với SCD, căn bệnh vốn ảnh hưởng lớn đến người châu Phi.
Liệu pháp gene là một lĩnh vực y học khá mới mẻ, có tác dụng thay thế những gene lỗi trong cơ thể vốn là nguyên nhân gây ra sự rối loạn.
Liệu pháp gene mở ra phương pháp điều trị mới đối với bệnh mù và một số dạng nhất định của bệnh bạch cầu.
Tuy nhiên, phương pháp điều trị này rất phức tạp và tốn kém, khiến phần lớn các nước trên thế giới không thể áp dụng.
Theo Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), Francis Collins, với khoản đầu tư này, các nhà nghiên cứu sẽ tập trung tìm ra phương pháp điều trị dễ tiếp cận và ít tốn kém để có thể áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
NIH và Quỹ Bill & Melinda Gates đặt mục tiêu đạt được kết quả thử nghiệm lâm sàng ở Mỹ và các nước ở khu vực Nam Sahara của châu Phi trong vòng 7 đến 10 năm tới.
SCD là một dạng thiếu máu di truyền do không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang đầy đủ ô xy trong cơ thể người bệnh.
Căn bệnh này khiến người bệnh mệt mỏi, tay chân đổ mồ hôi, bị vàng da và đau kinh niên, có thể gây tổn hại tới những cơ quan nội tạng quan trọng, xương, các khớp và da.
Phương pháp điều trị hiện nay là truyền máu và ghép tủy xương rất tốn kém, chỉ một số ít người có thể chi trả được.
Còn đối với bệnh HIV/AIDS, các nước hiện đang sử dụng liệu pháp kháng virus (ART) để kiểm chế sự phát triển của virus HIV trong cơ thể và làm chậm giai đoạn HIV tiến triển sang AIDS, Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
Theo NIH, mục tiêu chính lần này là tìm ra cách điều trị mà bệnh nhân không phải dùng liệu pháp này suốt đời.
Theo NIH, gần 95% trong tổng số 38 triệu người nhiễm HIV trên thế giới, là ở những nước đang phát triển, trong đó các nước khu vực Nam Sahara của châu Phi chiếm số lượng lớn nhất với 67% mà một nửa trong số này không được điều trị. Tại Mỹ, có khoảng 1,1 triệu người mắc căn bệnh này.
Trong khi đó, số liệu chính thức cho thấy tại Mỹ có 100.000 người mắc SCD.
Dự báo, trong vòng 30 năm tới sẽ có 15 triệu trẻ em được sinh ra trên thế giới mắc phải căn bệnh do di truyền này, với 75% là ở các nước khu vực Nam Sahara ở châu Phi./.
(Nguồn: vietnamplus.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Tỷ lệ mù lòa ở người cao tuổi của Việt Nam đã giảm đáng kể (26/10/2019)
- Bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam (26/10/2019)
- Khởi động chiến dịch quốc gia ’không phát hiện = không lây truyền’ (23/10/2019)
- WHO: Lao vẫn là bệnh truyền nhiễm từ một tác nhân gây tử vong hàng đầu (22/10/2019)
- EU sẽ cấp phép cho vaccine đầu tiên trên thế giới phòng Ebola (19/10/2019)
- Giới chức Malaysia cân nhắc cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử (15/10/2019)
- Nâng cao ý thức rửa tay với xà phòng trong các trường học (13/10/2019)
- Các nước nhất trí góp hơn 14 tỷ USD chống AIDS, bệnh lao, sốt rét (12/10/2019)
- Mỹ: Số ca tử vong và tổn thương phổi do thuốc lá điện tử tăng mạnh (11/10/2019)
- 30 năm nghiên cứu công trình Nobel Y sinh 2019 (10/10/2019)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều