Điều trị lao siêu kháng thuốc: Thành công nhưng vẫn lo
Cập nhật: 17/11/2011 | 7:51:52 AM
Lần đầu tiên Việt Nam phát hiện và điều trị thành công cho một ca lao siêu kháng thuốc, mở ra cơ hội điều trị cho bệnh nhân thể này tại VN.
Tuy nhiên, điều các bác sĩ mong mỏi nhất vẫn là bệnh nhân tuân thủ đúng phác đồ điều trị để tránh lao kháng thuốc.
Thành công đầu tiên
BS Phan Trọng Đạt - Trưởng khoa Lao kháng thuốc - BV Phạm Ngọc Thạch (TPHCM) cho biết, bệnh nhân may mắn này là chị Võ Thị L. Th, 24 tuổi (Ngô Gia Tự, quận 5, TPHCM). Đây cũng là ca lao siêu kháng thuốc đầu tiên ở VN được phát hiện và điều trị, đưa VN vào 1 trong hơn 100 quốc gia có người mắc lao siêu kháng thuốc.
Khám sàng lọc phát hiện bệnh nhân lao tại Thanh Hóa
Tháng 3/2007, bệnh nhân Th nhập viện trong tình trạng sốt cao, ho ra máu, xét nghiệm cho kết quả bệnh nhân mắc lao. Tháng 11/2007, bệnh nhân Th kết thúc điều trị theo phác đồ 1 nhưng thất bại. Ngay sau đó, tháng 3/2008, bệnh viện phải chuyển qua điều trị bằng phác đồ 2. Lúc đó, sức khỏe bệnh nhân suy kiệt, nằm liệt giường. Bệnh nhân đã chuyển từ thể lao đa kháng thuốc sang lao siêu kháng thuốc. Nguy cơ tử vong được dự đoán ở mức rất cao.
Bắt đầu từ giai đoạn này bệnh nhân được chuyển sang điều trị đặc biệt. Các bác sĩ cho bệnh nhân dùng liệu pháp kháng sinh đồ, bởi bệnh lúc này đã kháng với 3 loại thuốc đặc trị lao. Hy vọng cuối cùng đặt vào thuốc trị lao Capreomycin.
BS Phan Trọng Đạt - người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Th cho biết: "Vào thời điểm đó, vì chưa có Dự án MDR (Quỹ Toàn cầu) nên không có thuốc Capreomycin. Bệnh viện phải tìm kiếm nhiều nguồn hỗ trợ của đối tác để xin thuốc điều trị cho bệnh nhân".
Kết quả, tháng 9/2009, sau 18 tháng điều trị lao siêu kháng thuốc theo phác đồ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh tình của bệnh nhân tiến triển tốt hơn. Tuy nhiên, tới thời điểm này, bệnh viện vẫn phải tiếp tục theo dõi tiến triển của bệnh vì đây là trường hợp đầu tiên VN phát hiện và điều trị thành công lao siêu kháng thuốc.
Quá trình điều trị kéo dài
PGS-TS Nguyễn Đình Tiến - Phó Chủ tịch Hội Lao phổi Việt Nam cho biết, lao siêu kháng thuốc là một thể lao đặc biệt nguy hiểm, vì nó kháng các loại thuốc điều trị. Cũng vì thế mà quá trình điều trị thường tốn kém, phức tạp và thời gian điều trị cũng kéo dài, nguy cơ tử vong rất cao. Thông thường, để điều trị cho một ca lao siêu kháng thuốc phải mất 18 tháng thay vì 6-8 tháng với lao thường.
Hiện nay, không phải bệnh viện nào cũng có khả năng điều trị lao siêu kháng thuốc. Chỉ có một số bệnh viện đầu ngành như BV Phổi Trung ương, BV Phạm Ngọc Thạch, BV Phổi Hà Nội… mới có thể triển khai.
Theo BS Đạt thì: "Điều trị cho các bệnh nhân lao siêu kháng thuốc rất khó khăn nhưng việc phát hiện được những trường hợp này còn khó khăn hơn. Để phát hiện lao thường chỉ cần soi đờm, nhưng muốn phát hiện lao siêu kháng thuốc, các bác sĩ phải trải qua 5 bước cấy đờm. Đây là kỹ thuật mới được áp dụng mà không phải đơn vị nào cũng làm được".
Dù rất vui mừng với thành công trong phát hiện và điều trị lao siêu kháng thuốc, bác sĩ Đạt vẫn cho rằng, cách tốt nhất để điều trị lao thành công là bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị ngay từ đầu để tránh lao kháng thuốc.
"Điều tôi lo ngại nhất là điều trị lao siêu kháng thuốc thành công, bệnh nhân dễ ỷ lại và càng chủ quan không tuân thủ phác đồ điều trị, nhất là bệnh nhân ở khu vực nông thôn. Điều này đặc biệt nguy hiểm bởi bệnh lây nhanh trong khi điều trị rất đắt đỏ (hiện bệnh nhân được hỗ trợ tiền thuốc nên chưa thấy gánh nặng chi phí)" - BS Đạt nói.
(Nguồn: bacsi.com)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Bộ Y tế xét lại cách chữa tay chân miệng bằng nước ozôn (15/11/2011)
- WiFi thực sự có hại cho sức khỏe? (15/11/2011)
- Unilever thu hồi trà ô long Lipton vì lẫn tạp chất (14/11/2011)
- Lây lan dịch tay chân miệng: Báo động (12/11/2011)
- 80% người bị đái tháo đường tử vong vì biến chứng tim (10/11/2011)
- Tỉnh đầu tiên công bố dịch tay chân miệng (8/11/2011)
- Chuyện nuôi trẻ, ông bà chưa chắc đã đúng (8/11/2011)
- Thanh toán khám chữa bệnh BHYT theo định suất: Còn nhiều vướng mắc (7/11/2011)
- Phát hiện chủng vi-rút HIV mới “hung hăng” hơn (7/11/2011)
- 9 chứng bệnh dân văn phòng thường gặp (7/11/2011)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều