Đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay không liên quan đến loài khỉ
Cập nhật: 11/8/2022 | 8:16:04 AM
Trong lúc có nhiều thông tin về các vụ người dân tấn công khỉ ở Brazil vì tin rằng loài này là nguồn cơn dẫn đến sự bùng phát bệnh đậu mùa khỉ, WHO khẳng định bệnh đang lây nhiễm giữa người với người.
Ngày 9/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhấn mạnh đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay không liên quan đến loài khỉ sau khi xuất hiện nhiều thông tin về các vụ tấn công nhằm vào loài động vật này ở Brazil.
Phát biểu với các phóng viên tại Geneva (Thụy Sĩ), người phát ngôn WHO Margaret Harris nêu rõ điều mà tất cả mọi người cần phải nắm được là bệnh đang lây nhiễm giữa người với người.
Các loài khỉ hay linh trưởng không phải là nguyên nhân dẫn tới số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ ở Brazil tăng cao trong thời gian qua. Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh ngày càng nhiều vụ tấn công và đầu độc khỉ xảy ra tại quốc gia Nam Mỹ.
Theo truyền thông địa phương, người dân ở nhiều thành phố của Brazil đã dùng đá ném hoặc đầu độc khỉ vì nghĩ rằng loài này là nguồn cơn dẫn đến đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ.
Trang mạng G1 đưa tin tại một khu bảo tồn thiên nhiên ở Rio do Preto, bang Sao Paolo, 10 chú khỉ đã bị đầu độc hoặc thương tích vì bị tấn công có chủ ý. Các nhà bảo tồn và bảo vệ động vật cho rằng những chú khỉ đã bị tấn công và đầu độc sau khi giới chức khu vực công bố ba ca mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Theo WHO, kể từ khi xảy ra đợt bùng phát bên ngoài châu Phi (nơi bệnh đã lưu hành từ trước) hồi tháng Năm đến nay, thế giới đã ghi nhận hơn 28.100 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và 12 ca tử vong vì bệnh này. Riêng Brazil ghi nhận 1.700 ca mắc và một ca tử vong.
Bà Harris nhấn mạnh dù tên là đậu mùa khỉ nhưng khỉ không phải là vật truyền nhiễm chính và khỉ không liên quan tới đợt bùng phát hiện nay.
Người phát ngôn WHO khẳng định dù virus có thể lây từ động vật sang người nhưng đợt bùng phát hiện nay xuất phát từ tình trạng lây nhiễm giữa người với người. Thay vì tấn công động vật, bà kêu gọi mọi người chú trọng những thông tin như bệnh đang lây lan ở đâu và có thể làm gì để phòng chống lây nhiễm.
Bà Harris đặc biệt lưu ý không kích động tâm lý kỳ thị người bệnh, cảnh báo đây có thể là nguyên nhân khiến bệnh lây lan rộng hơn do người mắc bệnh sẽ e ngại nói ra tình trạng của mình để được hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều trị và cách ly phù hợp./.
(Nguồn: vietnamplus.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Mỹ tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế (5/8/2022)
- Singapore có thể tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID-19 hằng năm (3/8/2022)
- WHO: Chưa cần tiêm đại trà vaccine ngừa đậu mùa khỉ (25/7/2022)
- Đẩy nhanh tiêm vaccine, Mỹ tin tưởng có thể kiểm soát dịch đậu mùa khỉ (25/7/2022)
- BA.5 khiến thời gian tái nhiễm Covid-19 nhanh không tưởng (13/7/2022)
- WHO cảnh báo đại dịch COVID-19 ’chưa có dấu hiệu chấm dứt’ (13/7/2022)
- Gần như không phân biệt được COVID-19 với các bệnh nhiễm trùng hô hấp (11/7/2022)
- Israel: Mũi vaccine COVID-19 thứ 4 hiệu quả rất cao với người lớn tuổi (11/7/2022)
- Phát hiện loại virus tái xuất sau 40 năm nhờ nước thải (23/6/2022)
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai (23/6/2022)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều