Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Khẩn trương dập tắt dịch lợn tai xanh

Cập nhật: 4/6/2012 | 9:27:27 AM

Dịch tai xanh (dịch Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn) phát sinh trên đàn lợn của 3 xã: Bình Dương, An Sinh và Nguyễn Huệ của huyện Đông Triều từ ngày 3-5-2012. Ngay sau đó, ngày 8-5, UBND tỉnh đã có quyết định công bố dịch tại huyện Đông Triều. Thế nhưng, đến ngày 30-5, dịch đã lây lan ra tất cả các xã, thị trấn của huyện (21/21 xã, thị trấn) với 407 hộ thuộc 92 thôn có lợn mắc bệnh.

Trước sự xuất hiện và diễn biến phức tạp của dịch, các lực lượng chức năng của tỉnh và huyện đã tập trung triển khai biện pháp phòng chống dịch, như khoanh vùng, khử độc tiêu trùng, tiêu huỷ lợn bệnh, lập các chốt kiểm dịch, ngăn chặn vận chuyển gia súc ra vào vùng dịch. Mặc dù vậy, đến 30-5, dịch vẫn phát tán, lây lan ra diện rộng ở tất cả các xã, thị trấn của huyện với hàng ngàn con lợn bị mắc bệnh, trong đó đã có gần 2 ngàn con bị chết, tiêu huỷ hơn 2 ngàn con khác. Đặc biệt, sau gần 1 tháng phát dịch vẫn còn phát sinh hơn 20 ổ dịch mới.

Do diễn biến phức tạp và nghiêm trọng của dịch bệnh, ngày 1-6, trực tiếp Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cùng các cơ quan chuyên môn của Bộ đã có mặt tại huyện Đông Triều để kiểm tra tình hình dịch và chỉ đạo các biện pháp ngăn chặn, dập dịch cũng như các cách thức phòng chống dịch cho thời gian sau đó. Qua kiểm tra thực tế, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần đánh giá dịch bệnh tai xanh trên địa bàn huyện Đông Triều nói riêng và tại Quảng Ninh nói chung đã ở mức hết sức nghiêm trọng, chưa có dấu hiệu giảm mà vẫn tiếp tục có chiều hướng lây lan rộng ra các địa phương trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực. Cũng theo Thứ trưởng, tuy tỉnh, ngành chức năng và địa phương đã có nhiều nỗ lực trong phòng chống, ngăn chặn dịch nhưng hiệu quả chưa cao, việc cấp và phương pháp sử dụng vắc xin chưa đúng, nhất là để cho các hộ chăn nuôi tự tiêm phòng...

Cũng trong ngày 1-6, UBND tỉnh đã có công điện khẩn chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh khẩn trương tập trung thực hiện các biện pháp phòng chống, ngăn chặn và khoanh vùng dập dịch. Đặc biệt đối với Đông Triều, địa phương đang có dịch phải tổ chức khoanh vùng ổ dịch; hạn chế người ra vào ổ dịch; cấm mua bán gia súc trong vùng có dịch; tiến hành tiêm phòng theo phương pháp bao vây ổ dịch và ở cả vùng đệm; tổ chức khử trùng tiêu độc môi trường khu vực có dịch, giám sát chặt chẽ diễn biến dịch ở cơ sở, phát hiện sớm dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời, không để lây lan ra diện rộng...

Từ thực tế diễn biến dịch ở Đông Triều, bên cạnh việc khẩn trương tổ chức bao vây dập dịch hiệu quả, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần nghiêm túc kiểm điểm, xác định rõ nguyên nhân dịch lây lan rộng để có biện pháp phòng chống tốt hơn trong thời gian tới. Đồng thời lấy đó làm bài học sâu sắc cho các địa phương, ngành chức năng trong thực thi nhiệm vụ phòng chống dịch tai xanh nói riêng và các dịch bệnh khác nói chung trên địa bàn...                                            


(Nguồn: baoquangninh.com.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014