Tăng viện phí: Có bảo hiểm cũng khổ!
Cập nhật: 27/9/2011 | 2:45:08 PM
Dù Bộ Y tế nhiều lần trấn an việc điều chỉnh này sẽ không tác động tới 53 triệu người tham gia BHYT (chiếm 62% dân số) nhưng thực tế không hẳn như vậy.
Liên tục trong vòng 10 năm trở lại đây, hầu như năm nào Bộ Y tế cũng đặt vấn đề điều chỉnh viện phí. Với việc điều chỉnh viện phí lần này, ông Phạm Lê Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế), nhìn nhận người lao động không có thẻ BHYT sẽ là nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi viện phí tăng.
Thấp thỏm với viện phí
Với phương thức cùng chi trả, người có thẻ BHYT cũng sẽ chịu tác động của tăng viện phí
Gần một tháng điều trị tại bệnh viện (BV) tỉnh, vợ chồng anh Nguyễn Văn Bình ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đứng ngồi không yên mỗi khi thấy đứa con gái chưa đầy 8 tháng tuổi phải chịu đựng những cơn ho rũ rượi. Thấy vậy, cả nhà đưa con lên BV Nhi Trung ương điều trị. Tại đây, các bác sĩ phát hiện cháu bị ho gà chứ không phải viêm phổi như chẩn đoán ban đầu. “Dù cháu có thẻ BHYT nhưng vì vượt tuyến nên chỉ được thanh toán 30%. Dù phải bán nhà, vay nợ thì những bậc làm cha mẹ cũng phải chấp nhận”, anh Bình chia sẻ.
Với bệnh nhân Trần Văn Hải, 63 tuổi, ở Vĩnh Phúc (đang điều trị tại BV K), phải sống ở Hà Nội để chữa bệnh đã là cả một gánh nặng. Ông Hải bị ung thư lưỡi, sau khi phẫu thuật, ông tiếp tục phải trải qua ít nhất 6 đợt xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư. “Tiếng là bảo hiểm chi trả nhưng mới qua 2 đợt xạ trị, gia đình đã phải đóng gần 30 triệu đồng tiền hóa chất, chưa kể tiền thuốc phải mua thêm”, ông Hải phàn nàn.
Theo một nghiên cứu của BV K (Hà Nội) về chi phí điều trị với 170 bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, chi phí do BHYT chi trả chỉ chiếm khoảng 35,5%, tiền thuốc bệnh nhân tự mua chiếm 13%, phần viện phí phải đóng góp chiếm 6,5% và tới 45% các chi phí cho ăn ở, sinh hoạt. Một nghiên cứu của Hội Kinh tế Y tế Việt Nam cho biết có gần 60% số hộ gia đình nghèo mắc nợ do chi phí khám chữa bệnh. Dù đi chữa bệnh ở tuyến cơ sở với chi phí y tế thấp hơn nhưng gánh nặng chi phí y tế đối với người nghèo lại là lớn nhất trong tất cả các nhóm dân cư.
Khốn đốn vì cùng chi trả
Theo TS Lý Ngọc Kính, nguyên cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), dù có tính toán kiểu gì đi chăng nữa thì tăng viện phí cũng “thiệt hại” cho người bệnh, kể cả bệnh nhân có BHYT.
Ông Kính dẫn chứng, với một dịch vụ trước đây chỉ vài chục ngàn đồng nay tăng tới vài trăm ngàn đồng, thì rõ ràng mức đồng chi trả của người dân cũng phải tăng theo tùy vào việc người bệnh phải trả 5% hay 20%. Như vậy, nếu dịch vụ tăng 5-7 lần hay cả trăm lần thì mức đồng chi trả của người dân cũng nhân lên từng đó.
Để bớt gánh nặng cho người nghèo, ông Kính đề nghị cần có quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo mắc bệnh mãn tính, có chi phí điều trị lớn. Ông Kính cho rằng BV có thể miễn phí tiền điều trị, tiền phẫu thuật nhưng không thể miễn được tiền sử dụng các kỹ thuật có chi phí cao…. Bà Nguyễn Thị Bích Hường, trưởng phòng kế toán (BV Việt Đức), cho biết với những bệnh nhân bị chấn thương thông thường phần lớn được Quỹ BHYT chi trả, thế nhưng có những bệnh nhân nặng phải thực hiện các phẫu thuật đặc biệt, chi phí lên đến cả trăm triệu đồng thì tối đa bệnh nhân cũng chỉ được thanh toán hơn 30 triệu đồng.
Nhìn nhận việc điều chỉnh viện phí là cần thiết nhưng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế cho rằng cần xem xét lại sức chịu đựng thực tế của người dân. Mỗi năm trung bình một người dân phải chi tới 50% thu nhập cho các chi phí liên quan tới sức khỏe. Vì thế, việc điều chỉnh giá các dịch vụ y tế cần có lộ trình để những người bệnh nghèo không mất đi cơ hội được chăm sóc y tế.
Bảo hiểm không thể tăng cùng viện phí!
Trước việc cơ quan bảo hiểm “phát” thông tin sẽ điều chỉnh mức đóng BHYT lên 6% mức lương tối thiểu, TS Lý Ngọc Kính thẳng thắn: “Không thể có chuyện bảo hiểm cũng đòi tăng cùng viện phí. Làm thế khác nào viện phí “tăng kép”. Viện phí tăng đồng nghĩa với chi trả BHYT sẽ cao hơn. Còn chuyện Quỹ BHYT bị hụt, Nhà nước sẽ có trách nhiệm bù chứ không thể để người dân phải đóng phí BHYT cao.
Bảo hiểm không thể tăng cùng viện phí ! Trước việc cơ quan bảo hiểm “phát” thông tin sẽ điều chỉnh mức đóng BHYT lên 6% mức lương tối thiểu, TS Lý Ngọc Kính thẳng thắn: “Không thể có chuyện bảo hiểm cũng đòi tăng cùng viện phí. Làm thế khác nào viện phí “tăng kép”. Viện phí tăng đồng nghĩa với chi trả BHYT sẽ cao hơn. Còn chuyện Quỹ BHYT bị hụt, Nhà nước sẽ có trách nhiệm bù chứ không thể để người dân phải đóng phí BHYT cao. |
(Nguồn: Người lao động)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Bệnh tay chân miệng vẫn diễn biến xấu (27/9/2011)
- Nguy cơ bị lãng quên (26/9/2011)
- Dịch tay chân miệng vẫn lan nhanh do tuyên truyền “lệch” (25/9/2011)
- Báo động tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện (23/9/2011)
- Trẻ đầu tiên ở miền Bắc tử vong vì bệnh tay chân miệng (23/9/2011)
- ’Nghèo sau trận ốm nếu viện phí tăng’ (22/9/2011)
- Bệnh bại liệt tái xuất hiện ở Trung Quốc (22/9/2011)
- Đã tìm ra cách vô hiệu hóa virus HIV (22/9/2011)
- 61/63 tỉnh thành có bệnh tay chân miệng (22/9/2011)
- Viện phí: không tăng đồng loạt 350 dịch vụ (20/9/2011)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều