Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Vì môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Cập nhật: 17/5/2017 | 1:00:45 PM

Là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh lao động (VSLĐ), phòng chống bệnh nghề nghiệp (BNN), Sở Y tế giao cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh nhiệm vụ tham mưu về công tác VSLĐ, chăm sóc sức khoẻ người lao động (NLĐ) và phòng chống BNN.

Theo đó, Trung tâm trực tiếp quản lý, thanh, kiểm tra tình hình VSLĐ và sức khoẻ NLĐ tại các cơ sở lao động trên địa bàn theo phân cấp; thông tin, giáo dục truyền thông, hướng dẫn giám sát, tập huấn, huấn luyện chuyên môn, kỹ thuật về VSLĐ, sức khoẻ NLĐ, sơ, cấp cứu cho cơ sở lao động trên địa bàn quản lý theo phân cấp; tổ chức giao ban với người làm công tác y tế của các cơ sở lao động thuộc phạm vi quản lý để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật văn bản pháp quy và phối hợp trong công tác quản lý chăm sóc sức khoẻ NLĐ theo định kỳ...

Nhân viên Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện đo, giám sát môi trường lao động tại Phân xưởng cơ khí, Công ty CP Công nghiệp ô tô - Vinacomin. 
Nhân viên Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện đo, giám sát môi trường lao động tại Phân xưởng cơ khí, Công ty CP Công nghiệp ô tô - Vinacomin. 

Hiện mạng lưới thực hiện công tác VSLĐ của ngành Y tế được tổ chức theo 3 tuyến: Tỉnh, huyện và xã, phường, thị trấn. Ở tuyến tỉnh, Sở Y tế thực hiện quản lý nhà nước về công tác VSLĐ; Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tham mưu, thực hiện toàn diện công tác VSLĐ của các đơn vị y tế và các doanh nghiệp trên địa bàn; Trung tâm Giám định y khoa tham mưu, thực hiện công tác khám, giám định BNN. Các đơn vị y tế tuyến huyện, tuyến xã đều có 1 cán bộ kiêm nhiệm thực hiện công tác VSLĐ theo phân cấp; các doanh nghiệp vừa và lớn đều có cán bộ y tế làm công tác VSLĐ và chăm sóc sức khoẻ NLĐ. Đến hết năm 2016, tuyến tỉnh quản lý trên 300 doanh nghiệp lớn, 6 khu công nghiệp và 33 đơn vị y tế trực thuộc ngành; tuyến huyện quản lý khoảng 7.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ; tuyến xã tham gia công tác VSLĐ, chăm sóc sức khoẻ NLĐ trên địa bàn.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác VSLĐ cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác VSLĐ, chăm sóc sức khoẻ NLĐ. Khoa Sức khoẻ nghề nghiệp của Trung tâm có 11 người, trong đó có 4 bác sĩ. Trung tâm đã trang bị nhiều thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ, khám, chẩn đoán, giám định BNN và quan trắc, giám sát môi trường lao động, như: Máy đo chức năng hô hấp; phòng chụp X-quang; phòng điện tim, siêu âm tim; máy đo vi khí hậu; máy đo bức xạ nhiệt; máy đo ánh sáng; máy đo tiếng ồn; máy đo điện từ trường tần số công nghiệp; máy đo rung; máy đo bụi; máy đo hơi khí độc...

Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật về an toàn, VSLĐ, phần lớn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp lớn và một số doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh đã tổ chức khá tốt công tác tuyên truyền cho NLĐ về các chính sách pháp luật cũng như kiến thức, kỹ năng về an toàn lao động, VSLĐ. Năm 2016, Trung tâm đã tổ chức 11 đợt giám sát, kiểm tra việc thực hiện công tác VSLĐ và chăm sóc sức khoẻ NLĐ tại 18 đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh; khám BNN cho 6.798 NLĐ, trong đó phát hiện 461 người mắc BNN. Có 576 đơn vị báo cáo đã khám sức khoẻ định kỳ cho trên 135.000 công nhân, NLĐ. Có 116 đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động (tăng 11 đơn vị so với năm 2015); 469 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hệ thống quản lý VSLĐ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác an toàn lao động, VSLĐ trên địa bàn tỉnh còn gặp một số hạn chế, khó khăn. Là tỉnh có nhiều ngành công nghiệp nặng với đặc thù công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn lao động, BNN. Việc chấp hành các quy định pháp luật về công tác VSLĐ của một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chưa cao; tai nạn lao động chết người vẫn còn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Khối lượng công việc, phạm vi, đối tượng quản lý về VSLĐ ngày càng mở rộng, tăng thêm, nhưng số lượng cán bộ quản lý về VSLĐ còn ít. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ thay đổi liên tục, phá sản và thành lập mới, thay đổi địa điểm hoạt động, gây khó khăn trong việc triển khai hệ thống quản lý VSLĐ theo các văn bản quy định của Nhà nước. Kinh phí dành cho công tác VSLĐ ngày càng giảm, trong khi đó các chỉ tiêu về VSLĐ yêu cầu tăng hằng năm... Do đó, bên cạnh những nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước, thì các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động phải nâng cao trách nhiệm, quan tâm thường xuyên, quyết liệt hơn nữa, nhằm tạo một môi trường làm việc lành mạnh, an toàn, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

(Nguồn: baoquangninh.com.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014