Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Vì sức khoẻ của người lao động

Cập nhật: 11/11/2016 | 8:27:10 AM

Quảng Ninh là tỉnh tập trung nhiều ngành sản xuất và kinh doanh như than, vật liệu xây dựng, đóng mới và sửa chữa tàu biển..., nên công tác đo, kiểm tra môi trường lao động (MTLĐ) là rất quan trọng. Kết quả quan trắc MTLĐ không chỉ giúp người sử dụng thực hiện trách nhiệm của mình đối với người lao động (NLĐ) mà còn giúp NLĐ hiểu biết đầy đủ về môi trường làm việc của mình, tham gia giám sát chất lượng MTLĐ và đòi hỏi quyền lợi khi bị ảnh hưởng.

Nhân viên Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện đo, giám sát môi trường lao động tại Xưởng Cơ khí, Công ty Than Hạ Long.
Trung bình mỗi năm Trung tâm đo, giám sát MTLĐ cho gần 100 đơn vị và có trên 60.000 NLĐ tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm độc hại tại các vị trí sản xuất đã được Trung tâm đến đo, giám sát đánh giá MTLĐ. Năm 2015 Trung tâm đã tổ chức đo, giám sát MTLĐ cho 91 đơn vị với tổng số 33.306 mẫu (chủ yếu về vi khí hậu, nồng độ bụi, tiếng ồn, ánh sáng, phóng xạ từ trường, độ rung chuyển, hơi khí độc, vi khuẩn trong không khí), phát hiện trên 2.600 mẫu đo không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. 9 tháng năm 2016 Trung tâm đo, kiểm tra MTLĐ cho 82 đơn vị, với gần 14.000 mẫu, có 1.260 mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (chủ yếu là về nhiệt độ và bụi). Các kết quả đo được đều so sánh, đối chiếu với TCVN 5509-1991 hoặc QĐ 3733/2002 của Bộ Y tế. Sau khi đo MTLĐ, Trung tâm đều có kết quả đánh giá, chỉ ra nhận xét cụ thể và đưa ra khuyến nghị đối với đơn vị được đo, giám sát MTLĐ để cải thiện môi trường làm việc cho NLĐ.Hiện Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh quản lý về vệ sinh lao động cho 105 đơn vị, trong đó 90 đơn vị có từ 200-5.000 NLĐ; 15 đơn vị có dưới 200 NLĐ. Khoa Sức khoẻ nghề nghiệp của Trung tâm có 11 người, trong đó có 4 bác sĩ. Trung tâm đã trang bị nhiều thiết bị quan trắc MTLĐ hiện đại, như: Máy đo vi khí hậu; máy đo bức xạ nhiệt; máy đo ánh sáng; máy đo tiếng ồn; máy đo điện từ trường tần số công nghiệp; máy đo rung; máy đo bụi; máy đo hơi khí độc... Theo bác sĩ Hoàng Nam Dương, Phó trưởng Khoa Sức khoẻ nghề nghiệp: Từ năm 2010 trở lại đây, 95% số cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh đã thực hiện việc đo, giám sát MTLĐ hàng năm. Các đơn vị khai thác than đều rất chú trọng công tác đo, giám sát MTLĐ. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đưa việc đo, giám sát MTLĐ vào trong tiêu chí chính tính điểm thi đua của mỗi đơn vị trong Tập đoàn. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho công tác quan trắc MTLĐ. Tuy vậy, khó khăn của công tác này là số lượng doanh nghiệp khai thác và chế biến than trên địa bàn tỉnh lớn, dẫn đến khối lượng đo, giám sát MTLĐ của Trung tâm phần lớn là giám sát ở ngành nghề này. MTLĐ của ngành Than khá khắc nghiệt, thường là trong hầm lò hoặc lộ thiên, nên các cán bộ thực hiện công tác này rất vất vả, nhất là trong việc di chuyển và thực hiện công tác bảo quản máy móc...

Song song với quan trắc MTLĐ, Trung tâm thực hiện khám sức khoẻ định kỳ, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho NLĐ, nhất là NLĐ làm việc trong môi trường chưa an toàn. Tuy nhiên, nếu như công tác đo, giám sát MTLĐ đã được quan tâm, thực hiện khá tốt, thì việc khám, chẩn đoán bệnh nghề nghiệp cho NLĐ còn nhiều khó khăn, như: Số lượng bác sĩ thực hiện khám bệnh nghề nghiệp so với nhu cầu thực tế và yêu cầu nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ NLĐ còn thiếu rất nhiều; các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến công tác khám bệnh nghề nghiệp vì tốn kém, khó sắp xếp lại lao động sau khi NLĐ bị mắc bệnh nghề nghiệp; NLĐ không muốn đi khám vì mất thời gian và thu nhập bị giảm sút sau khi được phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp...

Năm 2015, Khoa Sức khoẻ nghề nghiệp của Trung tâm mới chỉ khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho 2.630 người lao động và mới khám được 4/30 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm; toàn tỉnh có trên 6.300 NLĐ được khám bệnh nghề nghiệp. 9 tháng năm 2016 có 42 đơn vị báo cáo có tổ chức khám sức khoẻ định kỳ; 21 cơ sở tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho NLĐ; phát hiện 100 người mắc bệnh nghề nghiệp/5.211 NLĐ được khám. NLĐ chủ yếu mắc bệnh bụi phổi silic, điếc và lao. Như vậy, thực tế còn có tới trên 90% NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu tố tác hại nghề nghiệp chưa được khám bệnh nghề nghiệp. Đây là thiệt thòi cho NLĐ mà các doanh nghiệp, đơn vị cần quan tâm, thực hiện.

(Nguồn: baoquangninh.com.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014