Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Việt Nam tìm phương án thay thế vắc xin Quinvaxem

Cập nhật: 30/10/2015 | 8:55:50 AM

Từ thời điểm Quinvaxem được đưa vào sử dụng (6/2010) đến nay Việt Nam đã sử dụng 25 triệu liều vắc xin, nhờ vậy phòng được cho trẻ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. 2 ca tử vong sau tiêm vắc xin này mới đây tại Hải Dương, Nghệ An đã được khẳng định do sốc phản vệ.

Việt Nam đã sử dụng 25 triệu liều vắc xin Quinvaxem.
Việt Nam đã sử dụng 25 triệu liều vắc xin Quinvaxem.

Những nghi ngại sau liên tiếp các ca tử vong sau tiêm Quinvaxem

Bộ Y tế cho biết Hội đồng chuyên đánh nguyên nhân vụ việc bé gái tử vong sau tiêm vắc xin vào sáng 27/10 ở Hải Dương đã khẳng định bệnh nhi tử vong vì sốc phản vệ. Trước đó, bé trai 3 tháng tuổi (Quế Phong, Nghệ An) cũng tử vong sau tiêm Quinvaxem mũi 2 chỉ mấy phút, cũng vì nguyên nhân này.

Theo một chuyên gia độc lập, ông thống kê các ca tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem từ năm 2013 đến nay đăng tải trên các phương tiện truyền thông là 23 ca. Vì thế, chuyên gia này cũng đặt vấn đề, mong muốn sẽ có lộ trình thay thế vắc xin Quinvaxem bằng một loại vắc xin khác an toàn hơn.

Trước thực trạng thời gian gần liên tiếp xảy ra những ca tử vong sau Quinvaxem, dư luận lại một lần nữa nghi ngại về tính an toàn của  vắc xin này. Trước đó, tháng 4/2013 Việt Nam cũng quyết định tạm dừng sử dụng vắc xin Quinvaxem trên toàn quốc, sau khi xảy ra liên tiếp các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm.

Từ khi Việt Nam bắt đầu sử dụng Quinvaxem năm 2010 đến 4/2013 có 43 trường hợp phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem, trong đó có 9 trường hợp được cho là có thể liên quan đến vắc xin.

Sau khi tạm dừng vắc xin, Bộ Y tế đã cùng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) rà soát từng ca một. Theo đó, trong 9 trường hợp này thì 8 ca là sốt, co giật, giảm trương lực cơ, có phản ứng dị ứng, nổi ban (là phản ứng thông thường của kháng nguyên lạ, tùy thuộc vào cơ địa của trẻ, không phải tất cả trẻ em khi tiêm vắc xin đều gặp phản ứng này) và một trường hợp sốc phản vệ nhưng đã điều trị đã qua khỏi. 17 trường hợp tai biến sau tiêm chủng có liên quan đến bệnh lý sẵn có của trẻ (14 ca tử vong), 17 trường hợp không xác định nguyên nhân nhưng không có đủ thông tin để kết luận nhưng qua hỏi bà mẹ, hỏi những người trong gia đình không có yếu tố liên quan đến vắc xin

Theo tính toán của các chuyên gia tại thời điểm đó, với 9 ca phản ứng có liên quan vắc xin, nếu tính tỉ lệ trên 14 triệu liều sử dụng thì tỉ lệ 9/14 triệu thấp hơn rất nhiều so với phản ứng có thể xảy ra (ước tính 20lần/triệu).

Sau khi được kiểm định độc lập tại Phòng kiểm định quốc tế, WHO khẳng định vắc xin Quinvaxem là an toàn và khuyến cáo Việt Nam sử dụng lại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tháng 6/2013 Bộ Y tế đề xuất cho phép sử dụng lại Quinvaxem và đến tháng 7/2013 Chính phủ cho phép tái sử dụng vắc xin này.

Đến nay, sau hơn 2 năm đưa vào sử dụng, các ca tử vong sau tiêm Quinvaxem lại liên tiếp xảy. Dù câu trả lời các ca tử vong này phần lớn là bệnh trùng lặp, sốc phản vệ không liên quan đến chất lượng vắc xin nhưng vẫn khiến dư luận lo lắng.

Đã tính đến phương án thay thế

Trước vấn đề này, ngày 30/10, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Trưởng Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết, vắc xin Quinvaxem đã được kiểm nghiệm về chất lượng, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, từng lô vắc xin.

Thực tế từ tháng 6/2010 đến nay, Việt Nam cũng đã tiêm hơn 25 triệu mũi Quinvaxem. Nhờ đó, tỷ lệ trẻ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà… đã giảm hẳn. Về những phản ứng sau tiêm vắc xin này, năm 2013 WHO cũng đã có đánh giá về 9 ca phản ứng sau tiêm, cho thấy tỉ lệ phản ứng thấp hơn nhiều cho với khuyến cáo.

Theo Bộ Y tế, trước đó, các phương án thay thế cũng đã được đặt ra nhưng khó khăn nhất vẫn là nguồn vắc xin và kinh phí. Hơn nữa, nhà sản xuất vắc xin có thành phần vô bào trên thế giới cũng chưa thể đáp ứng ngay nhu cầu thay thế của Việt Nam.Hiện Việt Nam, câu chuyện tính đến việc thay thế vắc xin vẫn đang tiếp tục nhưng cũng chưa thể trong một sớm một chiều. 

Theo WHO, tỷ lệ phản ứng nặng sau tiêm chủng/1 triệu liều vắc-xin sử dụng đối với từng loại như sau: vắc-xin Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván là 20 trường hợp/1 triệu liều sử dụng, Bại liệt là 1-3 trường hợp/1triệu liều, Viêm gan B từ 1-2 trường hợp/1 triệu liều, Sởi là 1-50 trường hợp/1 triệu liều, Uốn ván từ 1- 6 trường hợp/1 triệu liều.

Một số nước trên thế giới khi sử dụng Quinvaxem đã có báo cáo phản ứng nặng khi tiêm như Srilanka, Butan, Pakistan, Brasil, Philippine... trong hơn 90 nước sử dụng có Srilanka, Butan đã tạm dừng sử dụng Quinvaxem một thời gian do nghi ngờ xảy ra tai biến khi tiêm, sau đó đã tiếp tục sử dụng lại.

Trước khi nhận tài trợ của GAVI để đưa vắc xin này vào Việt Nam (năm 2010), vắc xin Quinvaxem đã được Tổ chức Y tế thế giới tiền thẩm định về chất lượng vào tháng 9 năm 2006 và đã được sử dụng ở hơn 90 nước trên thế giới.

(Nguồn: dantri.com.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014