WHO thêm hai biến thể phụ mới của Omicron vào danh sách cần theo dõi
Cập nhật: 12/4/2022 | 10:53:35 AM
WHO cho biết đã bắt đầu theo dõi các biến thể phụ này bởi "những đột biến mới này cần được nghiên cứu sâu hơn để hiểu về tác động của chúng đối với khả năng trốn hệ miễn dịch."
Hình ảnh minh họa các dòng phụ của biến thể Omicron gây bệnh COVID-19. (Ảnh: News-medical.net/TTXVN)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 11/4 thông báo cơ quan này đang theo dõi một số ca nhiễm hai biến thể phụ mới của biến thể Omicron có khả năng lây lan nhanh để xem các biến thể phụ này có dễ lây lan hay nguy hiểm hơn hay không.
Cụ thể, WHO đã bổ sung BA.4 và BA.5, biến thể "cùng lứa" với của biến thể phụ gốc BA.1 của Omicron vào danh sách các biến thể cần theo dõi.
WHO đã theo dõi biến thể phụ BA.1 và BA.2, hiện chiếm chủ đạo số ca mắc mới COVID-19 trên toàn cầu, cũng như biến thể phụ BA.1.1 và BA.3.
WHO cho biết đã bắt đầu theo dõi các biến thể phụ này bởi "những đột biến mới này cần được nghiên cứu sâu hơn để hiểu về tác động của chúng đối với khả năng trốn hệ miễn dịch."
Tất cả các loại virus thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, chỉ có một số biến thể tác động tới khả năng lây lan hoặc lẩn trốn được khả năng miễn dịch có được nhờ tiêm phòng hoặc sau khi mắc bệnh, hay mức độ nghiêm trọng của bệnh do các biến thể phụ này gây ra.
Ví dụ, biến thể phụ BA.2 của Omicron (còn gọi là biến thể Omicron tàng hình) hiện gây ra gần 94% số ca mắc được giải trình tự gene.
Biến thể này dễ lây lan hơn so với các biến thể phụ khác, song các bằng chứng cho đến nay cho thấy BA.2 không có khả năng làm bệnh trở nặng.
Theo WHO, chỉ có một số ca nhiễm biến thể phụ BA.4 và BA.5 được thông báo cho cơ sở dữ liệu toàn cầu GISAID của WHO.
Cơ quan An ninh Y tế Anh tuần trước cho biết biến thể phụ BA.4 đã được phát hiện ở Nam Phi, Đan Mạch, Botswana, vùng Scotland và vùng England từ ngày 10/1 đến ngày 30/3.
Trong khi đó, toàn bộ các ca nhiễm biến thể phụ BA.5 được phát hiện ở Nam Phi cho tới tuần trước.
Bộ Y tế Botswana ngày 11/4 thông báo nước này đã phát hiện 4 ca nhiễm biến thể phụ BA.4 và BA.5 ở những người từ 30-50 tuổi và đã tiêm phòng đầy đủ và có các biểu hiện triệu chứng thể nhẹ./.
(Nguồn: vietnamplus.vn)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Hy vọng mới từ vaccine Covid-19 dạng xịt (12/4/2022)
- SARS-CoV-2 tiến hóa để vượt qua hệ miễn dịch bẩm sinh của con người (30/3/2022)
- Lý do sự bùng phát virus siêu cảm lạnh giống Covid-19 (30/3/2022)
- Vaccine COVID-19 có thể hoàn toàn suy giảm hiệu quả theo thời gian (28/3/2022)
- Trạng thái “bình thường mới” vẫn cần thêm các biện pháp y tế (28/3/2022)
- Một người có thể mắc Covid-19 bao nhiêu lần? (25/3/2022)
- Bí ẩn của đại dịch Covid-19: Tỷ lệ tử vong thấp khó hiểu ở châu Phi (25/3/2022)
- Làn sóng Omicron ’tàng hình’ có gì khác biệt? (23/3/2022)
- Sắp triển khai cấp hộ chiếu vắc xin điện tử trên toàn quốc (23/3/2022)
- Lý do nhiều người tránh được Covid-19 dù Omicron lây lan quá nhanh (21/3/2022)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều