Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Cộng đồng chung tay phòng chống bệnh Dại

Cập nhật: 14/5/2017 | 8:24:19 AM

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh. Người bị mắc bệnh dại do bị lây truyền vi rút dại qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương (thường là chó, mèo). Ở nước ta, chó nhà nuôi là nguồn truyền bệnh dại chủ yếu cho người (96-97%). Bệnh rất nguy hiểm vì khi đã lên cơn Dại thì 100% bệnh nhân sẽ tử vong.Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh dại.

Truyền thông phòng, chống bệnh Dại tại phòng tiêm chủng dịch vụ Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Ninh
Thời gian ủ bệnh  trên người trong khoảng 1-3 tháng  (nhưng cũng có thể kéo dài 1 năm, thậm chí lâu hơn). Thời gian ủ bệnh tùy thuộc vào vị trí vết cắn và số lượng virus xâm nhập cơ thể qua vết cắn. Bệnh khởi phát với các triệu chứng ban đầu như sốt, sợ hãi, đau đầu, mệt mỏi, khó chịu... Giai đoạn viêm não xuất hiện với các biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: sợ ánh sáng, tiếng động và gió. Ngoài rabệnh nhân có thể kèm theo các rối loạn như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp... Khi đã lên cơn dại, kể cả người và động vật đều dẫn đến tử vong.
Năm 2016 toàn tỉnh Quảng Ninh ghi nhận 1.993 trường hợp phải đi tiêm phòng dại, tăng 490 trường hợp so với cùng kỳ năm 2015. Chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2017 cũng đã có 452 trường hợp đi tiêm phòng dại, tăng 55%  so với cùng kỳ.
Bệnh dại nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được.Để chủ động phòng chống bệnh dại, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. 
2. Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.
3. Khi bị chó, mèo cắn cần:
- Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để phòng chốngbệnh dại.
-Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod hoặc povidone-iodine (nếu có).
- Hạn chế làm dập nát vết thương và không băng kín vết thương.
- Đến ngay Trung tâm Y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.
- Tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa. 

(Nguồn: BS Nguyễn Văn Hùng-Khoa KSCBTN)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014