Ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi
Cập nhật: 19/9/2018 | 5:44:30 PM
Quảng Ninh là tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, nơi có dịch tả lợn Châu Phi đang hoành hành, nên công tác phòng chống dịch xâm nhập cũng đang được các ngành, địa phương ráo riết triển khai. Tuy nhiên, việc phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này còn rất nhiều khó khăn...
Hầu hết các hộ trên địa bàn tỉnh chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ, rất khó cho công tác quản lý, phòng chống dịch. Trong ảnh: Hộ chăn nuôi lợn ở xã Quảng Phong, huyện Hải Hà. Ảnh: Thu Nguyệt |
Theo thống kê, số lợn nuôi trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2018 là 394.632 con. Lợn chăn nuôi ở địa phương chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu sử dụng thịt lợn của người dân; còn lại phải nhập từ nơi khác về. Lợi dụng điều này, nhiều người vì lợi nhuận, bất chấp đến hậu quả vẫn tìm mọi cách đưa lợn từ Trung Quốc thẩm lậu vào địa bàn tỉnh để tiêu thụ tại các chợ.
Thêm vào đó, phần lớn các hộ trên địa bàn tỉnh chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ, nằm rải rác; số lò giết mổ tập trung quá ít. Hiện mới có 5 lò giết mổ tập trung ở 3 địa phương: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí. Còn khoảng 840 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ phần lớn chưa được kiểm tra, giám sát thường xuyên, dễ dẫn đến khó kiểm soát, xác định đâu là lợn dân nuôi được giết mổ trên địa bàn; đâu là sản phẩm thịt lợn, nội tạng lợn thẩm lậu từ Trung Quốc vào. Đặc biệt, từ tháng 4/2018, Cục Thú y lại có văn bản gửi Sở NN&PTNT các địa phương yêu cầu không thực hiện đóng dấu kiểm soát giết mổ hoặc dán tem vệ sinh thú y và thu phí tại các nơi bày bán thịt gia súc, gia cầm, dẫn đến các địa phương đều đã dừng việc kiểm tra, lăn dấu tại các chợ.
Trước nguy cơ cao có thể bị dịch tả lợn Châu Phi xâm nhập, mới đây, UBND tỉnh đã có công điện khẩn về việc chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn. Theo đó, các địa phương, các ngành đã nhanh chóng ban hành các văn bản cũng như triển khai các giải pháp phòng chống dịch. Sở NN&PTNT đã tổ chức đoàn đến các địa phương để kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn biện pháp ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi; đặc biệt, siết chặt công tác tiêm phòng cho đàn gia súc.
Theo số liệu của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, 6 tháng đầu năm 2018, số lợn được tiêm vắc xin các loại đạt tỷ lệ cao; công tác khử trùng tiêu độc chuồng trại, cơ sở giết mổ, môi trường chăn nuôi đã được đẩy mạnh. Đến tháng 7/2018, các địa phương đã sử dụng 9.594 lít hóa chất khử trùng và hiện tại, công tác này tiếp tục được tăng cường. Các lực lượng chức năng cùng vào cuộc phối hợp ngăn chặn gia súc và các sản phẩm từ gia súc thẩm lậu vào địa bàn. Như huyện Hải Hà, ngay từ đầu năm, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai Tháng hành động vệ sinh môi trường chăn nuôi. Ngoài việc cung cấp, bổ sung thuốc tiêu độc khử trùng cho các đơn vị có ổ dịch cũ, huyện đã tổ chức nhiều đợt tiêu trùng khử độc chuồng trại chăn nuôi với tổng số thuốc sử dụng cho các đợt phun là 1.325 lít; tiêm phòng vắc xin dịch tả lợn đạt 29.514/30.000 liều, đạt 98,4% so với kế hoạch. Bên cạnh đó, huyện cũng chú trọng công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra VSATTP.
Đội tuần tra Đồn Biên phòng cửa khẩu Hoành Mô bắt giữ 150kg thịt lợn nhập lậu vào địa bàn bản Phai Làu, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu ngày 8/7/2018. Ảnh: Hoàng Gái (CTV) |
Theo ông Nguyễn Văn Thoại, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, Chi cục đã chỉ đạo các đội tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng và các địa phương tăng cường kiểm soát, ngăn chặn lợn và sản phẩm từ lợn thẩm lậu vào địa bàn. Tuy nhiên, khi lợn và các sản phẩm từ lợn đã vào sâu trong nội địa thì việc kiểm soát hết sức khó khăn nên cần ngăn chặn ngay từ khu vực biên giới.
Có thể thấy, để việc phòng chống dịch tả lợn Châu Phi hiệu quả, các địa phương cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của tỉnh, trong đó, công tác tuyên truyền, vận động người dân cùng chung tay phòng chống dịch là rất quan trọng. Điều này đồng nghĩa với việc chính quyền các phường, xã, thị trấn phải sâu sát, thậm chí phải đến từng hộ giết mổ cũng như đến các chợ để vận động, phân tích những thiệt hại có thể xảy ra để bà con hiểu, cùng đồng lòng vào cuộc thực hiện.
(Nguồn: baoquangninh.com.vn)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua vật tư phục vụ công tác chuyên môn (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (12/11/2024)
- Nâng cao năng lực tư vấn xét nghiệm HIV cho cán bộ y tế (12/11/2024)
- ƯU ĐÃI GIÁ VẮC XIN LỚN NHẤT NĂM TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG VẮC XIN DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (12/11/2024)
- CDC QUẢNG NINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NĂM 2024 (8/11/2024)
- Hiểu rõ về muỗi vằn để phòng bệnh Sốt xuất huyết hiệu quả (15/9/2018)
- Tập huấn quy trình triển khai rà soát số liệu người nhiễm HIV tại Quảng Ninh (13/9/2018)
- Đoàn công tác Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh thăm, học tập mô hình Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (12/9/2018)
- Triển khai công tác y tế phục vụ Hội nghị WEF ASEAN 2018 và Đại hội ASOSAI 14 (11/9/2018)
- Nâng cao chất lượng dữ liệu Hệ thống Quản lý sức khỏe toàn dân (11/9/2018)
- Phòng bệnh cho học sinh (11/9/2018)
- Chủ động phòng ngừa để hạn chế tối đa tình trạng tự tử (9/9/2018)
- Tập huấn truyền thông về xét nghiệm tải lượng vi rút HIV (7/9/2018)
- Truyền thông phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết tại TP Uông Bí (7/9/2018)
- Triển khai các hoạt động của Dự án An ninh Y tế khu vực sông Mê công mở rộng (6/9/2018)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều