10 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường
Cập nhật: 1/9/2012 | 12:58:25 PM
Tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường týp 2, là căn bệnh hình thành do lối sống hiện đại ngày nay. Dưới đây là 10 triệu chứng cảnh báo:
1. Khát nước và đi tiểu nhiều lần: Khát nước và đi tiểu thường xuyên là một triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh tiểu đường. Do thận phải tăng cường hoạt động bài tiết nên cơ thể trở nên mất nước và thiếu hụt lượng nước cần thiết để duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể.
2. Đói cồn cào: Vì lượng insulin trong máu không ổn định nên các tế bào cơ thể không có đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Do vậy, cơ thể sẽ phản ứng băng cách tìm kiếm thêm nguồn năng lượng, dẫn đến những cơn đói cồn cào, khó chịu.
3. Sụt cân đột ngột: Sự biến đổi về trọng lượng không phụ thuộc chế độ tập luyện hoặc kiểm soát chế độ dinh dưỡng là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Do cơ thể mất khả năng hấp thụ glucose và đi tiểu thường xuyên, bệnh nhân tiểu đường (thường là tiểu đường tuýp 1) dễ bị sụt cân nhanh chóng.
4. Mệt mỏi: Ở bệnh nhân tiểu đường, các tế bào cơ thể rất khó hấp thụ glucose gây ra sự thiếu hụt năng lượng trong cơ thể khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.
5. Vết thương chậm lành: Bệnh nhân tiểu đường sẽ mất khá nhiều thời gian để lành vết trầy xước hoặc vết thương nhỏ do hệ thống miễn dịch suy giảm. Đối với phụ nữ, nhiễm trùng bàng quang và âm đạo cũng thường gặp.
6. Tầm nhìn hạn chế: Nồng độ glucose cao gây tổn thương các mạch máu, ảnh hưởng đến tầm nhìn. Nếu phớt lờ triệu chứng này trong một thời gian dài, bạn có thể bị mù.
7. Da khô: Da khô và ngứa có thể do bệnh thần kinh ngoại vi ảnh hưởng đến sự lưu thông và chức năng của tuyến mồ hôi.
8. Ngứa ran bàn tay và bàn chân: Lượng đường trong máu tăng cao sẽ phá hủy các mạch máu và tế bào thần kinh dẫn đến mất cảm giác ở tay và chân; đau rát ở bàn tay, ngón tay, chân và bàn chân.
9. Nhiễm trùng da và/hoặc nhiễm nấm: Nồng độ glucose cao khiến các nhiễm trùng rất khó phục hồi. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường sẽ gặp khó khăn trong việc điều trị bệnh nhiễm trùng bàng quang và âm đạo.
10. Đau đầu: Theo TS. Sanjiv Bhambani, “Bệnh tiểu đường là căn bệnh gây tử vong cho nhiều người hơn bất kỳ căn bệnh hiểm nghèo nào như AIDS và ung thư. Nếu xuất hiện những triệu chứng nêu trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị sớm nhất. Bạn hãy thực hiện lối sống lành mạnh như tập thể dục hàng, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh…vv để ngăn ngừa bệnh tiểu đường.”
(Nguồn: Healthmeup)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Thêm nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 (29/8/2012)
- Bảo vệ bàn chân người bệnh đáo tháo đường (29/8/2012)
- Căng thẳng trong công việc, phụ nữ dễ mắc bệnh tiểu đường (27/8/2012)
- Một số dấu hiệu của tiền đái tháo đường (23/8/2012)
- Chế độ ăn cho người tiểu đường thừa cân (17/8/2012)
- Gừng giúp kiểm soát bệnh tiểu đường (11/8/2012)
- Thêm bằng chứng về lợi ích của tập luyện khi mắc bệnh tiểu đường (7/8/2012)
- 5 cách ngăn ngừa bệnh tiểu đường (5/8/2012)
- Các biến chứng khi điều trị insulin trên người bệnh đái tháo đường (3/8/2012)
- Kiểm soát cân nặng giúp giảm nguy cơ tiểu đường ở phụ nữ (2/8/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều