Chỉ số vàng trong kiểm soát đái tháo đường
Cập nhật: 20/6/2012 | 8:58:16 AM
Đái tháo đường (ĐTĐ) và những biến chứng của nó vẫn là vấn đề nan giải đối với cộng đồng hiện nay do hiểu biết của người bệnh còn nhiều hạn chế. Đa phần người bệnh chỉ biết cần duy trì đường huyết ở mức an toàn mà không biết chỉ số HbA1c quan trọng không kém.
HbA1c - Chỉ số vàng
Chỉ số HbA1c đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trong máu với Hemoglobin (Hb) của hồng cầu. Nồng độ HbA1c tỉ lệ thuận với nồng độ đường trong máu, nhưng không bị ảnh hưởng nhất thời của dao động đường trong máu, sự nhịn ăn cũng như ăn uống chất đường (có thể xét nghiệm chỉ số này sau ăn). HbA1c tồn tại trong suốt đời sống hồng cầu (120 ngày).
Đường gắn với Hemoglobin hồng cầu làm giảm khả năng vận chuyển oxy đi nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. Lượng oxy không đủ gây suy hô hấp tế bào, làm cho tế bào chết nhanh, là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng.
Chỉ số đường huyết chỉ cung cấp thông tin về lượng đường máu ngay tại thời điểm thử ên không đánh giá được việc đường huyết có được kiểm soát tốt thực sự hay không. Chỉ số HbA1c cho chúng ta biết tình trạng đường huyết trong khoảng 3 tháng gần nhất nên khắc phục được điều này. Chỉ số này cao chứng tỏ bệnh nhân đã hoặc sắp có biến chứng rất nặng. Vì vậy HbA1c được gọi là chỉ số vàng trong kiểm soát ĐTĐ. HbA1c dưới 6,5% là tốt, trên 8% là nguy cơ cao. HbA1c giảm được 1% sẽ giảm được 43% nguy cơ cắt cụt chi, 37% nguy cơ suy thận, mù mắt và giảm đáng kể các biến chứng khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ...
Điều trị ĐTĐ không đơn thuẩn chỉ là hạ đường huyết
HbA1c vẫn còn là một khái niệm khá mới với người bệnh ĐTĐ, do đó người bệnh phần nhiều chủ quan, không quan tâm tới chỉ số này. Theo PGS-TS Tạ Văn Bình, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết, số lượng bệnh nhân kiểm soát chặt đường huyết và chỉ số HbA1c “rơi rụng” theo từng giai đoạn chữa bệnh. Cứ 6 tháng sau khi điều trị, số lượng bệnh nhân kiểm soát tốt đường huyết chỉ còn 50%, và giảm tiếp trong những tháng tiếp theo.
Để giữ mức đường huyết và chỉ số HbA1c ổn định trong thời gian lâu dài đòi hỏi bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt, chặt chẽ hàng ngày về chế độ ăn, chế độ tập luyện, và chế độ dùng thuốc và tự theo dõi đường huyết tại nhà. Nên nhớ kiểm soát mức đường huyết ổn định liên tục 24 giờ trong ngày là tác động chính để làm giảm HbA1c theo chỉ số mục tiêu.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Bí quyết để sống khỏe với bệnh tiểu đường (19/6/2012)
- Ăn sáng có thể giảm nguy cơ đái tháo đường (19/6/2012)
- Gen Alzheimer liên quan tới bệnh tiểu đường (18/6/2012)
- Tiểu đường càng lâu, càng dễ đột quỵ (15/6/2012)
- 7 mẹo ngủ ngon để ổn định lượng đường trong máu (14/6/2012)
- Chất xơ và bệnh đái tháo đường (13/6/2012)
- Ăn ít chất xơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuổi teen (13/6/2012)
- Uống bia điều độ có thể kiểm soát bệnh tiểu đường (13/6/2012)
- Mùa hè, bệnh viêm màng não ở trẻ tăng mạnh (12/6/2012)
- Thay đổi thói quen sống để ngăn ngừa tiểu đường (11/6/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều