Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Đái tháo đường, dinh dưỡng ra sao cho an toàn?

Cập nhật: 22/11/2013 | 11:37:02 AM

Một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn vô cùng quan trọng trong việc giảm bớt các nỗi lo biến chứng đái tháo đường (ĐTĐ).

Chế độ ăn đóng góp phần lớn trong việc giúp kiểm soát đường huyết. Do quá lo lắng và không có kiến thức đầy đủ về dinh dưỡng, nhiều bệnh nhân đã quyết định kiêng khem một cách bất hợp lí, dẫn đến nhiều biến chứng ĐTĐ nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống và tinh thần… 

Qua nghiên cứu, một chế độ ăn hợp lý cần phải có nguồn năng lượng giải phóng chậm, giúp giữ mức đường huyết ổn định sau ăn và cung cấp đủ thành phần dinh dưỡng cả về lượng và chất, không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, suy thận… để người bệnh luôn duy trì được cuộc sống vui, khỏe. 

Thành phần cung cấp cho các bữa ăn luôn được cân đối và đầy đủ: 

- Các thức ăn chứa tinh bột (chất bột đường) như: cơm, bún, bánh mì, rau củ quả luôn là thành phần chính của mỗi bữa ăn và cung cấp 50-55% năng lượng cho cơ thể hoạt động hằng ngày, 

- Các thức ăn chứa đạm như: thịt, cá và một số thức ăn từ thực vật (các loại hạt, đậu nành…) cung cấp khoảng 20 - 25% năng lượng, 

- Các chất béo cung cấp khoảng 25-30% năng lượng. Dung nạp dưới 7% acid béo bão hòa, hạn chế transfat (gây xơ vữa mạch máu), cholesterol cần dưới 200mg/ngày, tăng acid béo không no (ăn cá 2 – 3 lần/tuần). Tăng cường chất béo có lợi như MUFA, Omega-3 vì tốt cho tim mạch. 

- Thành phần rau cung cấp vitamin và các chất xơ luôn cần thiết cho bạn. 

Khi tính tổng năng lượng nạp vào cơ thể hằng ngày cần căn cứ vào từng mục tiêu, loại hình hoạt động và thể trạng của người ĐTĐ. Tuy nhiên để dễ thực hành, các bác sỹ gợi ý số năng lượng hoạt động trong ngày theo đơn vị kg cân năng như sau:

tiểu đường

- Năng lượng nạp vào được chuyển đổi từ các thành phần thức ăn như sau: 1gram tinh bột tương đương 4 kcal; 1gram đạm tương đương 4 kcal; 1gram chất béo (dầu, mỡ) tương đương 9 Kcalo 

Thành phần tinh bột (bột đường) ảnh hưởng rất nhiều đến đường huyết nên cần được tính toán kỹ càng. Việc hạn chế và không ăn tinh bột (cơm, gạo) hàng ngày là một sai lầm về dinh dưỡng cho người ĐTĐ. Cần tránh sai lầm này. Nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI < 55) như: các loại ngũ cốc (gạo lức, bún tươi, phở, khoai củ, đậu…); các loại sữa chuyên biệt cho người ĐTĐ; trái cây ít ngọt hoặc và các loại rau xanh giàu chất xơ…

Hiện nay, thực phẩm chuyên biệt cho người ĐTĐ ngày càng được yêu chuộng vì có hiệu quả cao và rất tiện dụng. Đó là nguồn dinh dưỡng có chỉ số đường huyết thấp (hấp thu chậm). Đặc biệt là sữa chuyên biệt cho người ĐTĐ, rất phù hợp để sử dụng khi người ĐTĐ bị suy dinh dưỡng, bổ sung khi ăn uống kém hoặc dùng thay thế bữa ăn trong trường hợp thừa cân, béo phì, rất tiện mang theo khi đi du lịch, tránh bị đói và hạ đường huyết.

(Nguồn: vietnamnet.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014