Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Những điều đáng ngạc nhiên về bệnh tiểu đường ở trẻ

Cập nhật: 16/11/2012 | 9:24:21 PM

Tiểu đường là một trong những bệnh mãn tính thường gặp nhất ở trẻ em sau bệnh hen suyễn. Dưới đây là những điều ba mẹ nên biết để giúp bé yêu phòng tránh và chữa trị bệnh tiểu đường.

Hầu hết bé mắc bệnh tiểu đường không hề béo

Những người mắc bệnh béo phì thường mắc cả bệnh tiểu đường tuýp 2. Điều này không chỉ phổ biến ở người lớn mà còn xuất hiện cả ở những bé sáu tuổi. Ngoài mắc tiểu đường tuýp 2, bệnh tiểu đường tuýp 1 ngày càng đe dọa nhiều trẻ em. Theo nghiên cứu về bệnh tiểu đường trẻ em ở Mỹ, chỉ có 3.700 bé mắc tiểu đường tuýp 2 trong khi bé mắc tiểu đường tuýp 1 là 15.000.

Bệnh tiểu đường tuýp 1: Bệnh sinh ra do hệ thống miễn dịch phá hủy nhầm những tế bào khỏe mạnh của tuyến tụy sản xuất Insulin - hoc-môn giúp cơ thể lấy năng lượng từ thức ăn. Để bù đắp những thiếu hụt này, bé cần được tiêm Insulin nhiều lần trongngày.

Bệnh tiểu đường tuýp 2: Tuyến tụy sản sinh nhiều Insulin nhưng tế bào cơ thể lại khó khăn khi sử dụng loại Insulin này. Đây là tình trạng đề kháng Insulin - tuyến hoc-môn giúp tế bào trong cơ thể sử dụng đường (lấy từ thực phẩm) để tạo ra năng lượng. Khi không có Insulin, đường không thể đi vào tế bào và thực hiên nhiệm vụ của mình mà nằm lại trong máu, sinh ra bệnh tiểu đường.

Bé da trắng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao nhất

Nhiều người cho rằng, những người dân tộc thiểu số thường mắc bệnh tiểu đường cao hơn nhưng những nghiên cứu mới đây lại chỉ ra rằng, có tới 71% bé da trắng mắc bệnh này và khả năng mắc tiểu đường tuýp 1 phổ biến hơn so với tuýp 2. Ở những người dân tộc thiểu số bao gồm người Mỹ gốc Phi hay gốc Tây Ban Nha, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 không cao.

Bệnh tiểu đường sinh ra không hẳn do ăn quá nhiều đường

Đối với người bị bệnh tiểu đường tuýp 2, đường không ảnh hưởng nhiều tới mức Gluco trong máu nhiều hơn so với những loại thực phẩm khác như gạo hay khoai tây. Ngoài ra, đường còn có trong đồ ăn giàu chất béo như bánh quy hay kem. Những bé mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 không chỉ do ăn quá nhiều đường mà còn do ăn nhiều thứ khác. Vì vậy, bé nên hạn chế ăn đồ ăn chứa đường và cả những nguồn Cabohydrat khác để giữ lượng đường trong máu ở mức phù hợp.

Bé mắc tiểu đường không cần thiết phải tiêm Insulin

Bé mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể kiểm soát được lượng đường trong máu bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp, giảm cân và tập thể dục, từ đó giúp Insulin làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé uống thuốc Metformin – loại thuốc có tác dụng giảm lượng đường trong máu.

Bé mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc những biến chứng nghiêm trọng

Giữ lượng đường trong máu ở mức vừa phải giúp cơ thể chống lại được nhiều bệnh tật. Bệnh tiểu đường có thể dẫn tới đau tim, xơ gan, mù lòa, suy thận… Chính vì vậy, bé cần được bảo vệ sức khỏe ngay từ khi còn nhỏ để tránh được những nguy hại kể trên.

Môi trường có phải là nhân tố liên quan tới bệnh tiểu đường?

Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 đang tăng dần trên toàn thế giới, đặc biệt là trẻ vị thành niên. Thậm chí, có bé đã được dự đoán sẽ mắc bệnh này trước khi chào đời. Lý do gia tăng số người mắc bệnh vẫn là một ẩn số nhưng các nhà nghiên cứu đang xem xét tới ba yếu tố môi trường bên ngoài:

- Hệ thống vệ sinh không được đảm bảo, bé thường tiếp xúc với vi trùng gây bệnh, từ đó ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch.

- Việc tăng cân ở những bé có hệ thống sản xuất Insulin hoạt động không tốt sẽ đẩy nhanh sự phát triển của bệnh tiểu đường.

- Cho bé ba tháng tuổi ăn thức ăn đặc và ngũ cốc khiến bé có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1 cao hơn. Chất dinh dưỡng có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch “tấn công” tuyến tụy.

3 triệu chứng của bệnh tiểu đường ở bé:

- Tè dầm ngẫu nhiên, tã đẫm nước: Lượng đường thoát ra nhiều cùng nước tiểu.

- Khát nước: Mất chất lỏng qua đường vệ sinh khiến bé hay khát nước.

- Mất nước: Khô miệng, khô mắt, không có nước mắt, mắt trũng xuống, mệt mỏi.

(Nguồn: tienphong.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014