Tiền đái tháo đường cũng nguy hiểm như đái tháo đường
Cập nhật: 6/8/2013 | 7:38:19 AM
Tính đến năm 2012, con số mắc tiền đái tháo đường (TĐTĐ) đã lên tới 12,8% ở người trưởng thành và cao gấp 2 lần tỷ lệ mắc đái tháo đường (ĐTĐ). Đây là một con số báo động vì theo nhiều chuyên gia TĐTĐ cũng nguy hiểm không kém ĐTĐ.
Tiền đái tháo đường cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm về tim mạch. |
Theo PGS. TS. Tạ Văn Bình - Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa, TĐTĐ hầu như không có triệu chứng, nhưng khoảng 50% người bệnh có nguy cơ bị các biến chứng, đặc biệt là các biến chứng tim mạch. Điều đáng nói, hơn một nửa số bệnh nhân TĐTĐ không biết tình trạng bệnh của mình hoặc có biết nhưng không điều trị triệt để nên theo thời gian TĐTĐ tiến triển thành ĐTĐ tuýp 2.
Đừng xem nhẹ cảnh báo TĐTĐ
Chị Nguyễn Thị M. H (50 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Tháng trước tôi đến viện khám vì vết thương ở chân bị nhiễm trùng lâu ngày không khỏi và phát hiện ra bệnh đái tháo đường tuýp 2. Kết quả này làm tôi quá bất ngờ. Công nhận tôi cũng hơi nặng cân, nhưng đâu đến nỗi béo phì”. Tuy nhiên, khi hỏi kỹ chị thì mới biết một năm trước đây chị đã được bác sỹ cảnh báo về mức đường huyết cao hơn bình thường. Bác sỹ yêu cầu chị phải theo dõi và tái khám định kỳ. Nhưng lúc đó chị đã lơ là, rồi bỏ quên lời dặn dò của bác sỹ.
Theo PGS. TS. Bình, bệnh ĐTĐ tuýp 2 thường không xuất hiện đột ngột. Trước đó bệnh nhân đã trải qua giai đoạn rối loạn đường huyết nhưng không biểu hiện triệu chứng, được gọi là giai đoạn tiền đái tháo đường. Trong thời gian này, lượng đường trong máu người bệnh cao hơn bình thường nhưng chưa đến mức chẩn đoán mắc ĐTĐ. Nếu không được can thiệp kịp thời, khoảng 25% bệnh nhân TĐTĐ sẽ tiến triển thành ĐTĐ.
“TĐTĐ được xem như một hồi chuông cảnh báo về nguy cơ mắc ĐTĐ trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều người đã xem nhẹ lời cảnh báo này. Thậm chí, không ít người TĐTĐ còn không biết tình trạng bệnh của mình do không có thói quen kiểm tra sức khoẻ định kỳ, trong đó có xét nghiệm đường máu. Phát hiện và điều trị sớm TĐTĐ, người bệnh có thể hạn chế quá trình tiến triển này”, PGS. TS. Bình cho biết.
Điều trị TĐTĐ để giảm nguy cơ mắc ĐTĐ
Ngăn ngừa TĐTĐ trở thành bệnh ĐTĐ lâm sàng là một mục tiêu rất quan trọng. Bệnh nhân không kiểm soát được TĐTĐ đứng trước nguy cơ cao mắc ĐTĐ và các biến chứng như tổn thương ở mắt, thận và thần kinh, cũng như các bệnh tim mạch...
Nhưng, theo PGS. TS. Bình, một chiến lược gồm giảm cân, tăng hoạt động thể chất và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau quả tươi, thịt ít béo, hạn chế rượu bia và thuốc lá có thể giúp nhiều người không chuyển qua bệnh ĐTĐ. Bệnh nhân TĐTĐ cũng có thể chủ động điều trị tích cực hơn bằng việc sử dụng các chế phẩm từ thiên nhiên, điển hình là dây thìa canh giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị hiệu quả trong giai đoạn TĐTĐ, ngăn ngừa tiến triển thành ĐTĐ.
(Nguồn: tienphong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Đái tháo đường và những biến chứng nguy hiểm (5/8/2013)
- Trẻ em cũng dễ bị đái tháo đường (31/7/2013)
- Dùng thuốc ở người đái tháo đường: Những điều cần nhớ (30/7/2013)
- Tình huống trở nặng của bệnh đái tháo đường (29/7/2013)
- Tiền đái tháo đường - Giai đoạn ủ bệnh đái tháo đường (23/7/2013)
- Báo động nguy cơ tiền tiểu đường (19/7/2013)
- Những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường (18/7/2013)
- Học cách phòng chống bệnh béo phì và tiểu đường từ người Nhật (18/7/2013)
- 9 bài thuốc từ mướp đắng tốt cho người tiểu đường (17/7/2013)
- Thai phụ mắc tiểu đường tăng gấp 3 lần nguy cơ bị nhiễm trùng (16/7/2013)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều