Tình huống trở nặng của bệnh đái tháo đường
Cập nhật: 29/7/2013 | 8:04:23 PM
Nhờ vào sự theo dõi đường huyết tại nhà và thông tin kịp thời cho bác sĩ điều trị, người bệnh có thể kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) của mình và hạn chế tối đa các biến chứng. Sau đây là các triệu chứng hoặc tình huống trở nặng của ĐTĐ mà người bệnh không nên bỏ qua.
Bốn nhiều và nhìn mờ
Ăn nhiều, khát nhiều, tiểu
nhiều, sụt cân nhiều và nhìn mờ là những triệu chứng báo hiệu lượng đường trong
máu đang tăng cao. Khi các triệu chứng này xuất hiện, người bệnh cần xét nghiệm
máu kiểm tra và trao đổi với bác sĩ. Tùy theo mức độ tăng đường huyết, có thể
chỉ cần điều chỉnh lại thuốc uống hoặc chuyển sang chích insulin. Nếu nặng hơn
thì phải nhập viện để tiêm insulin và truyền dịch bồi hoàn nước và điện giải,
cho đến khi đường huyết ổn định.
Nếu người bệnh không kiểm
tra, đường huyết sẽ tiếp tục tăng cao đến mức nguy hiểm, và nếu không điều trị
kịp thời có thể gây đe dọa tính mạng, như hôn mê nhiễm xê-tôn, hôn mê tăng áp
lực thẩm thấu.
Hành vi bất thường
Nếu người bệnh ĐTĐ đột nhiên
có biểu hiện hành vi bất thường thì đó có thể là dấu hiệu của hạ đường huyết. Ở
người đang chích insulin hoặc uống thuốc viên làm tăng tiết insulin, hạ đường
huyết có thể xảy ra do: ăn quá ít, ăn trễ hoặc bỏ ăn; tăng hoạt động thể lực;
uống nhiều bia, rượu và nước giải khát chứa cồn.
Uống một 1 ly nước trái cây,
1 ly sữa, hoặc ăn một bữa ăn nhẹ… là đủ để làm tăng lượng đường trong máu và
bình thường hóa hành vi của người bệnh. Tuy nhiên, thường thì các bệnh nhân bị
hạ đường huyết vì đang trong trạng thái mơ màng nên không thể nhận biết hành
động của mình là đúng hay sai. Nếu không có ai khác xung quanh để nhắc nhở
người bệnh, lượng đường trong máu của bệnh nhân sẽ tiếp tục xuống thấp, có thể
dẫn đến hôn mê, co giật và tử vong.
Biểu hiện tim mạch
Có sự liên quan chặt chẽ giữa
ĐTĐ và bệnh tim mạch. Tần suất bệnh tim mạch ở người ĐTĐ cao gấp 2 - 4 lần so
với người không bị ĐTĐ. Khoảng 2/3 số bệnh nhân ĐTĐ tử vong là do biến chứng
tim mạch như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Khi thấy có các dấu hiệu nhồi máu cơ
tim hay đột quỵ cần gọi xe cấp cứu 115 ngay.
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu
cơ tim:
- Cảm giác như bị đè, bị ép,
bị đầy ở ngực hoặc đau ngực.
- Khó chịu ở một hoặc cả hai
cánh tay, lưng, cổ, hàm hay vùng dưới mũi kiếm xương ức.
- Khó thở.
- Toát mồ hôi lạnh, buồn nôn
hay chóng mặt.
Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ:
bệnh nhân đột ngột bị:
- Tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay
hoặc chân, đặc biệt ở một bên của cơ thể.
- Lú lẫn, khó nói hoặc chậm
hiểu.
- Rối loạn thị lực ở một hoặc
hai mắt.
- Khó đi, chóng mặt, mất
thăng bằng hoặc mất phối hợp động tác.
- Nhức đầu dữ dội mà không rõ
nguyên nhân.
Rối loạn ở mắt
Thay đổi thị lực đột ngột
không nhìn thấy gì, đau mắt, nhìn thấy những điểm đen hoặc chớp sáng… thì cần
đi khám mắt ngay. Người ĐTĐ cũng có nguy cơ gia tăng tình trạng bệnh võng mạc
mắt, có thể dẫn đến mất thị lực.
Nếu thấy không có triệu chứng
gì ở mắt, người bệnh ĐTĐ cũng nên đi khám mắt định kỳ hàng năm.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng ở bệnh nhân ĐTĐ
là một vấn đề thường gặp. Từ một nhiễm trùng nhẹ, nếu không điều trị sớm và
đúng có thể trở nên nặng và nguy hiểm tính mạng.
- Sốt, ho khạc đàm, khó thở
(viêm phổi, lao phổi), tiểu gắt buốt và nhiều lần (nhiễm trùng tiểu), nướu răng
sưng và chảy máu (nha chu), vết thương lâu lành… là các dấu hiệu gợi ý nhiễm
trùng cần được bác sĩ xem xét.
- Tất cả bệnh nhân ĐTĐ cần
kiểm tra bàn chân mỗi ngày để xem có bóng nước, nốt đỏ hay vết loét… Nếu thấy
chúng xuất hiện cần đi khám bệnh ngay để tránh nhiễm trùng lan rộng và cắt chân.
Nhiễm nấm cũng xảy ra thường
xuyên hơn ở những bệnh nhân ĐTĐ, nhất là khi lượng đường trong máu luôn cao. Đó
là bởi vì bản thân tăng đường huyết làm cản trở khả năng chống lại nhiễm trùng
của các tế bào bạch cầu.
- Da đỏ, ngứa phát ban, đặc
biệt là ở nơi ẩm như nếp gấp da - có thể báo hiệu nhiễm nấm da.
- Huyết trắng âm đạo bất
thường, ngứa, hôi là dấu hiệu gợi ý nhiễm nấm candiada âm đạo.
Lời khuyên thầy thuốc Phòng ngừa tình huống
trở nặng do ĐTĐ, người bệnh cần tuân thủ điều trị (ăn uống hợp lý, hoạt động
thể lực thường xuyên và dùng thuốc đúng chỉ định của thầy thuốc) nhằm đạt
được mục tiêu kiểm soát bệnh ĐTĐ. Đó là: - Đường huyết: đường
huyết đói: 80 - 120 mg/dl, đường huyết 2 giờ sau ăn: < 180 mg/dl. HbA1c < 7%. - Lượng mỡ trong máu:
LDL <100 mg/dl. Bệnh nhân có bệnh mạch vành nên giảm LDL < 70 mg/dl;
Triglyceride < 150 mg/dl; HDL > 40 mg/dl ở nam và > 50 mg/dl ở nữ. - Huyết áp < 140/80
mmHg. - Ít bị hạ đường huyết,
đạt cân nặng lý tưởng. |
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Tiền đái tháo đường - Giai đoạn ủ bệnh đái tháo đường (23/7/2013)
- Báo động nguy cơ tiền tiểu đường (19/7/2013)
- Những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường (18/7/2013)
- Học cách phòng chống bệnh béo phì và tiểu đường từ người Nhật (18/7/2013)
- 9 bài thuốc từ mướp đắng tốt cho người tiểu đường (17/7/2013)
- Thai phụ mắc tiểu đường tăng gấp 3 lần nguy cơ bị nhiễm trùng (16/7/2013)
- Người bị tiểu đường tuýp 2 dễ mắc thêm bệnh ung thư máu (16/7/2013)
- Chữa tiểu đường và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả (14/7/2013)
- Nhiễm trùng hô hấp tăng nguy cơ tiểu đường ở trẻ nhỏ (10/7/2013)
- Bị tiểu đường tránh ăn gì? (8/7/2013)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều