Người bị tiểu đường tuýp 2 dễ mắc thêm bệnh ung thư máu
Cập nhật: 16/7/2013 | 2:49:20 PM
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Genetics ngày 14/7, khiếm khuyết về DNA của những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể giải thích tại sao họ lại dễ bị mắc bệnh ung thư máu hơn những người khác.
Sau khi nghiên cứu các mẫu máu của gần 7.500 người, trong đó có 2.200 người bị bệnh tiểu đường tuýp 2, các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp và Trường Imperial College London (Anh) đã phát hiện ung thư máu có liên quan đến đột biến tế bào hay còn gọi là các trường hợp mắc bệnh khảm vô tính (CMEs). Những đột biến này có thể dẫn đến việc một số tế bào nhân bản bất thường hoặc nhân bản thiếu mã gene.
Theo nghiên cứu này, trong số những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, CMEs cao gấp 4 lần so với những người khỏe mạnh. Ở người bình thường, CMEs thường hiếm thấy trong những người trẻ tuổi nhưng lại phổ biến ở những người cao tuổi.
Bị bệnh tiểu đường tuýp 2 dễ mắc thêm ung thư máu. Ảnh: nccn.com
Theo những nghiên cứu trước đó, có khoảng 2% trong số những người trên 70 tuổi bị đột biến này, làm họ có nguy cơ bị mắc bệnh ung thư máu cao gấp 10 lần so với lứa tuổi thấp hơn.
Theo ông Philippe Froguel thuộc Trường Imperial College London – trưởng nhóm nghiên cứu, phát hiện trên có thể giải thích tại sao những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 dễ bị mắc bệnh ung thư máu hơn. Trước đó, giới y học đã biết mối liên quan giữa bệnh tiểu đường tuýp 2 với bệnh bạch cầu và huyết cầu, nhưng chưa biết nguyên nhân.
Ông Froguel cho biết trong tương lai, việc xét nghiệm gene có thể giúp xác định những bênh nhân tiểu đường tuýp 2 dễ mắc bệnh CMEs. Những bệnh nhân này sẽ được theo dõi sát sao để phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh bạch cầu và có thể được điều trị bằng phương pháp hóa trị nhẹ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới có 347 triệu người mắc bệnh tiểu đường, trong đó khoảng 90% là tiểu đường tuýp 2 – có nguy cơ cao mắc các bệnh về thận, mắt và tim. Bệnh tiểu đường là bệnh do cơ thể không thể chuyển hóa glucô trong máu bằng insulin. Những người béo phì và ít vận động dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh này thường xuất hiện vào thời kỳ trưởng thành.
(Nguồn: bacsi.com)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Chữa tiểu đường và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả (14/7/2013)
- Nhiễm trùng hô hấp tăng nguy cơ tiểu đường ở trẻ nhỏ (10/7/2013)
- Bị tiểu đường tránh ăn gì? (8/7/2013)
- Nguy cơ bệnh tiểu đường vì bỏ ăn sáng (6/7/2013)
- Tinh tế chọn thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường (3/7/2013)
- Điều trị những bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đặc biệt (27/6/2013)
- Phòng ngừa hôn mê do bệnh tiểu đường (20/6/2013)
- Môi trường bị ô nhiễm, trẻ em dễ bị bệnh tiểu đường (19/6/2013)
- Uống cacao nóng trước khi ngủ giảm nguy cơ tiểu đường (18/6/2013)
- Bỏ bữa sáng có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường (18/6/2013)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều