Bệnh huyết áp thấp ở người cao tuổi
Cập nhật: 31/8/2011 | 6:15:14 PM
Hầu hết người cao tuổi (NCT) bị tăng huyết áp nhưng có một tỷ lệ nhất định lại bị bệnh huyết áp thấp nên rất dễ bỏ qua. Huyết áp thấp cũng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm không khác gì với bệnh tăng huyết áp, vì vậy cần hết sức cảnh giác
Thuoc Giam Can Hieu Qua, Cách Giảm Cân Nhanh, Giam Can Hieu Qua, Giam Can Nhanh Nhat, Bi Quyet Giam Can Cua Sao, Thuc Don Giam Can Nhanh, Phương Pháp Giảm Cân, Cach Giam Beo Bung, Thuoc Giam Beo Nhanh, Thuc Pham Giam Can, Dong Trung Ha Thao, Dong Trung Ha Thao, Xe Tai Suzuki, Suzuki Grand Vitara 2013, Suzuki Grad Vitara, Hoc Dan Guitar, Hoc Dan Ghi Ta, Hoc Thanh Nhac, Học Đàn Organ, Thuoc Giam Can Best Slim USA, Thuốc Giảm Cân Best Slim, Revitalash, Hair By Revitalash, RevitaLash Advanced, RevitaBrow, Thuoc Moc Mi Revitalash, Can Tim Gia Su, Gia Su Tieng Anh, Gia Su Toan, Gia Su Cap 1, Best Slim USA, Great Slim USA
Huyết áp thấp?
Người trưởng thành nào mà có chỉ số huyết áp thấp hơn khi huyết áp trung bình 120/80mmHg (lúc nghỉ ngơi thoải mái) có thể gọi là huyết áp thấp, nặng hơn là dưới 90/60mmHg. Tuy nhiên, để đánh giá có bị huyết áp thấp hay không hay không phải được đo huyết áp đúng quy định và do người biết đo huyết áp đo, đây là tiêu chuẩn hết sức quan trọng.
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp, như: rối loạn chức năng tuyến thượng thận, tuyến yên, tuyến giáp làm cho NCT thiếu hụt hormone tuyến giáp, hoặc do giảm glucoza máu và cũng có thể do thiếu hụt hemoglobin.
Tập thể dục hàng ngày là một
cách phòng chống bệnh huyết áp thấp |
Huyết áp thấp còn gặp ở những người bị bệnh về tim mạch, béo phì, đái tháo đường, di truyền, làm việc quá sức, người gầy yếu và có thể do stress.
Một số NCT bị chứng huyết áp thấp do chế độ ăn, uống thất thường, ăn với số lượng ít hoặc các bữa ăn cách xa nhau quá, thậm chí bỏ bữa hoặc ngại uống nước, ngại ăn rau, canh, quả… làm cho chất lượng máu bị giảm (giảm cả thể tích máu và cả chất lượng máu). Ăn uống kém tức là dinh dưỡng kém sẽ ảnh hưởng đến trương lực cơ tim, trương lực thành mạch, ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến nuôi dưỡng các cơ quan, đặc biệt là tim và não bộ gây nên hiện tượng huyết áp thấp.
Những người ít vận động hoặc lười vận động do bệnh tật, do thói quen hoặc do đặc thù của nghề nghiệp phải ngồi lâu hàng giờ một chỗ (những người đang phải làm việc)… cũng là những nguyên nhân gây huyết áp thấp.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp huyết áp thấp chưa xác định được nguyên nhân.
NCT khi bị chứng huyết áp thấp thường biểu hiện tim đập nhanh, hoa mắt mỗi khi ngồi xuống đứng lên, các biểu hiện tăng dần theo năm tháng và khi nặng ngoài hoa mắt, chóng mặt còn có thể buồn nôn, biểu hiện của rối loạn tuần hoàn não (thiểu năng tuần hoàn não do lượng máu không cung cấp đủ cho não bộ để hoạt động). Huyết áp thấp kéo dài có thể đưa đến một số biến chứng như thiếu máu cơ tim gây đau thắt ngực, thậm chí nhồi máu cơ tim, ảnh hưởng đến chức năng của mọi cơ quan như tim, thận, phổi và tổ chức thần kinh. Huyết áp thấp không được điều trị có thể dẫn đến thiếu máu não gây nhũn não, nhồi máu não.
Phòng ngừa chứng huyết áp thấp
Khi nghi ngờ bị huyết áp thấp trước tiên phải đi khám bệnh để được chẩn đoán chính xác, nhất là NCT lại có mắc các bệnh mạn tính về tim mạch, đái tháo đường. Khi được bác sĩ khám bệnh chẩn đoán chắc chắn và chỉ định điều trị thì nên tuân thủ một cách nghiêm túc.
Ngòai ra, cần ăn đủ số lượng trong mỗi bữa ăn và tốt nhất là ăn đủ lượng và chất. Mỗi ngày nên uống đủ lượng nước cần thiết (khoảng từ 1,5 - 2 lít). NCT nên ăn nhiều rau, uống thêm nước hoa quả như cam chanh, xoài,… Nếu có điều kiện có thể uống cà phê mỗi buổi sáng sau khi ăn sáng. Nếu không có các bệnh về tim mạch, đường ruột, đái tháo đường có thể mỗi bữa ăn có thể uống 1 ly nhỏ rượu vang đỏ. Nên có thói quen ăn đúng giờ và không nên bỏ bữa.
NCT nên vận động cơ thể hàng ngày bằng nhiều hình thức khác nhau và tùy theo điều kiện của từng người. Mỗi một ngày nên có sự vận động của cơ thể bằng mọi hình thức với thời gian khoảng từ 30 phút đến 60 phút chia làm 2 - 4 lần. Đi bộ, vừa đi vừa hít thở cũng là một hình thức tốt để vận động cơ thể. Tuy vậy không nên tập thể dục hoặc đi bộ vào lúc trời lạnh hoặc nắng, nóng. Nên chọn vị trí tập sao cho thuận tiện nhất đối với từng người.
Nếu sức khỏe không tốt, đi lại khó khăn có thể vận động, đi lại trong nhà. Hàng ngày nên tự xoa bóp các khớp xương, cơ bắp, nếu không tự làm được thì cần có sự hỗ trợ của người nhà
(Nguồn: skds)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Bệnh tăng huyết áp có những biến chứng gì (15/7/2011)
- Uống cà phê để tăng huyết áp (15/7/2011)
- Chữa bệnh tăng huyết áp bằng hoa hướng dương (15/7/2011)
- Những đặc điểm của chứng đau đầu do tăng huyết áp (15/7/2011)
- Biến chứng và biện pháp điều trị đau đầu do tăng huyết áp (15/7/2011)
- Bệnh tăng huyết áp dùng thuốc sao cho hiệu quả ? (15/7/2011)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều