Ngày Tim mạch Thế giới năm 2024: Dùng trái tim để hành động
Cập nhật: 29/9/2024 | 2:30:48 PM
Bệnh tim mạch là kẻ giết người số một thế giới, gây ra hơn 20,5 triệu ca tử vong mỗi năm. Đây là một nhóm bệnh ảnh hưởng đến tim hoặc mạch máu. Trong số những trường hợp tử vong vì bệnh tim mạch có 85% trường hợp là do bệnh mạch vành và bệnh mạch máu não (ví dụ như đột quỵ) và hầu hết ảnh hưởng đến các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Ngày Tim mạch Thế giới năm 2024 với chủ đề "Dùng trái tim để hành động" như một lời kêu gọi toàn cầu. Chúng ta không chỉ cần nâng cao nhận thức về bệnh tim mạch mà còn phải hành động để bảo vệ trái tim mình và những người thân trong gia đình. Chủ đề này thể hiện tinh thần đoàn kết, thúc đẩy mọi người cùng nhau tạo ra những thay đổi tích cực, từ việc thay đổi lối sống đến việc vận động các nhà lãnh đạo xây dựng những chính sách bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả hơn.
Để giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch, chúng ta cần nhận diện nguy cơ tim mạch của chính mình và tìm cách kiểm soát chúng. Sau đây là 10 lời khuyên theo khuyến cáo của Liên đoàn Tim mạch Thế giới để bảo vệ trái tim:
1. Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, khẩu phần ăn có nhiều rau xanh, trái cây. Hạn chế ăn các chất béo bão hòa. Không nên ăn mặn.
2. Tập thể dục thường xuyên: mỗi ngày tập từ 30 – 60 phút sẽ giúp phòng chống các bệnh lý tim mạch.
3. Không hút thuốc lá (thuốc lào, thuốc lá điện tử, Shisha) vì hút thuốc lá là nguyên nhân trực tiếp gây xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột qụy và nhiều bệnh lý tim mạch khác.
4. Duy trì cân nặng hợp lý, nếu thừa cân cần giảm cân sẽ làm giảm huyết áp, giảm các biến cố do bệnh lý tim mạch gây nên.
5. Nên khám sức khỏe định kỳ để biết được số huyết áp động mạch, hàm lượng Cholesterol, Triglycerit, hàm lượng đường trong máu, chỉ số vòng eo/vòng mông, chỉ số khối cơ thể (BMI).
6. Hạn chế uống rượu, bia vì uống nhiều rượu, bia làm trọng lượng của bạn cũng tăng lên và gây bệnh Tăng huyết áp.
7. Tạo môi trường sạch sẽ, không có khói thuốc ở gia đình, công sở, nơi công cộng.
8. Cần có thời gian thư giãn, tập luyện nhẹ nhàng (nếu có thể) ngay tại chính nơi mình làm việc.
9. Tại nơi công sở cũng cần tránh ăn uống quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn hay các loại thức ăn nhanh.
10. Tránh căng thẳng, lo âu quá mức. Hãy cùng nhau xây dựng một môi trường làm việc đoàn kết, lành mạnh và hiệu quả.
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng (22/10/2024)
- Thói quen ăn sáng tốt nhất cho tim mạch (7/6/2022)
- Các dấu hiệu ở tay cảnh báo tim bất ổn (4/5/2022)
- Cách kiểm soát bệnh tim mạch mùa lạnh (2/12/2020)
- Người có bệnh về tim mạch có thể gặp nhiều biến chứng nếu mắc Covid-19 (6/5/2020)
- Hướng dẫn người bị bệnh tim mạch ”phòng vệ trái tim” trước COVID-19 (14/4/2020)
- Những dấu hiệu cảnh báo tim hoạt động không bình thường (30/10/2019)
- Giải pháp phòng và ngăn ngừa biến chứng tim mạch do tăng huyết áp (29/9/2019)
- 8 dấu hiệu thầm lặng cho thấy tim có tiếng thổi (23/9/2019)
- 11 câu nên hỏi bác sĩ tim mạch trong lần khám đầu tiên (19/7/2019)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều