Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Nguyên nhân gây tăng huyết áp và những biến chứng

Cập nhật: 31/10/2012 | 8:39:59 PM

Cao huyết áp (CHA) hiện là bệnh mãn tính phổ biến nhất trong cộng đồng. Nguyên nhân chưa được biết rõ, tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy yếu tố môi trường (dinh dưỡng, lối sống) kết hợp với yếu tố di truyền là nguyên nhân chính gây ra bệnh này.

Triệu chứng

Phần lớn tăng huyết áp không có triệu chứng. Các dấu hiệu nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, mửa, mỏi mệt…không phải là biểu hiện chỉ của mỗi tăng huyết áp.
Khi có triệu chứng tăng huyết áp, thường lúc này đã là biến chứng hoặc tình trạng tăng huyết áp đã nặng.

Mối nguy hiểm

Tác hại của tăng huyết áp (biến chứng tăng huyết áp) xảy ra chủ yếu ở tim, não, thận, mắt, mạch máu.

Tại tim, tăng huyết áp gây ra

- Tim lớn (lâu ngày gây suy tim).
- Bệnh mạch vành gồm thiếu máu cơ tim im lặng, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và đột tử do tim.

Tại não, tăng huyết áp gây ra

- Cơn thiếu máu não thoáng qua.
- Suy giảm nhận thức xvà sa sút trí tuệ.
- Đột quỵ (tai biến mạch máu não) gồm nhồi máu não (nhũn não) và xuất huyết não (chảy máu não, đứt mạch máu não).
- Bệnh não do tăng huyết áp (nôn mửa, chóng mặt, co giật, hôn mê…).
Thận: gây bệnh thận giai đoạn cuối và cuối cùng là suy thận.
Mắt: gây mờ mắt, mù gọi là bệnh lý võng mạc do tăng huyết áp.
Mạch máu: tăng huyết áp gây phồng lóc động mạch chủ, vữa xơ động mạch, viêm tắc động mạch chân.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp và những biến chứng

Tất cả biến chứng này có thể sẽ nặng dần và gây ra hậu quả nghiêm trọng: (1) về mặt sức khỏe làm bệnh nặng dần, tàn tật nhiều (62% đột quỵ và 49% đau thắt ngực do tăng huyết áp) và gây chết hoặc đột ngột hoặc từ từ hoặc chết sớm (tăng huyết áp gây giảm thọ từ 10 đến 20 năm); còn (2) về mặt tài chính thì làm tăng chi phí.

Việc tự đo ở nhà bằng máy đo huyết áp để xác định lại các chỉ số đo huyết áp tại phòng khám của bác sĩ chính xác là tốt. Tuy nhiên, việc này không nên nhằm để thay thế việc thường xuyên đi gặp bác sĩ của bạn. Nếu bạn đang uống thuốc để làm giảm huyết áp thì đừng có ngừng uống nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ, ngay cả khi các chỉ số huyết áp bạn đo ở nhà đã giảm.

Tự đo huyết áp

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đo huyết áp tại nhà có thể rất có ích cùng với việc thường xuyên kiểm tra tại phòng khám của bác sĩ. Cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù những người tự đo huyết áp tại nhà có thể ngừng việc uống thuốc điều trị nhưng việc tự đo đó không cải thiện được việc chế ngự huyết áp. Cuộc nghiên cứu đã kết luận rằng việc tự đo và đo ở phòng khám bệnh bình thường có thể bổ sung cho nhau trong việc giúp hạn chế huyết áp.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp và những biến chứng

Giá trị chính của cuộc nghiên cứu này là nhận ra những bệnh nhân mắc phải triệu chứng “cao huyết áp áo choàng trắng” – một căn bệnh xuất hiện làm cho huyết áp của bạn tăng lên do bạn lo lắng vì đang ở phòng khám của bác sĩ. Điều này đôi khi dẫn tới những lời chuẩn đoán thái quá hay chuẩn đoán sai về bệnh huyết áp cao. Theo cuộc nghiên cứu, khoảng 30% bệnh nhân bị huyết áp cao khi đến phòng khám của bác sĩ thực sự có chỉ số đo thấp hơn khi họ tự đo ở nhà. 

(Nguồn: alobacsi.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014