6 triệu chứng báo hiệu cơn đau tim
Cập nhật: 31/3/2014 | 8:42:23 AM
Đau tim xảy ra khi một trong các động mạch tim bị tắc nghẽn. Đau tim rất nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong tức thì. Do đó, việc nhận biết trước các dấu hiệu, triệu chứng báo hiệu cơn đau sắp đến là rất quan trọng.
Tắc nghẽn động mạch tức là nguồn máu cung cấp cho tim bị ngưng lại một phần hoặc hoàn toàn, dẫn đến sự chết của một số cơ tim do thiếu oxi.
1. Cảm thấy đau ngực dữ dội
Cơn đau bắt đầu từ giữa ngực và kèm theo đó là cơn tức ngực. Người bị đau sẽ có cảm giác ngực như bị bóp nghẹt và cơn đau sẽ kéo dài hơn một vài phút. Bên cạnh đó, cơn đau sẽ tăng dần về cường độ và thêm phần dữ dội.
2. Nhịp thở ngắt quãng không lí do
Nhịp thở có thể bị ngắt quãng cùng lúc với cơn đau ngực. Oxy được lưu chuyển trong máu và khi thiếu oxy, trái tim sẽ ngừng bơm máu, dẫn tới hiện tượng thiếu oxy gây ra nhịp thở ngắt quãng.
3. Cơn đau lan rộng
Cơn đau bắt đầu ở một điểm và lan ra khu vực xung quanh. Cơn đau thường lan lên vai trái, xuống mặt trong cánh tay trái và bàn tay trái. Đau cũng có thể lan ra sau lưng hoặc lan lên cằm, cổ tới răng. Người bệnh có thể đau đến mức vã mồ hôi, khó thở, ôm lấy ngực.
4. Dấu hiệu kèm theo
Trước khi lên cơn đau, Bệnh nhân thường có các biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu, vã mồ hôi và hơi thở dồn dập. Những triệu chứng này thường bị hiểu nhầm là do rối loạn tinh thần, và hay bị bỏ qua.
5. Da nhợt nhạt
Đây là kết quả của việc máu không được vận chuyển tới tim. Cơn đau càng kéo dài, da mặt của bệnh nhân càng tái nhợt. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần phải được đưa tới bệnh viện ngay lập tức và nhận được sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế.
6. Lo lắng không lí do và cảm thấy hoảng loạn
Khi một cơn đau tim sắp xảy ra, bệnh nhân cảm thấy lo lắng và hoảng loạn. Trong nhiều trường hợp, đi kèm với biểu hiện lo lắng là làn da ướt đẫm mồ hôi lạnh.
Khác với một số nhận định, thực tế, cơn đau tim không bắt đầu với biểu hiện đau tức ngực mà có thể cơn đau còn diễn ra không kèm triệu chứng nào cả. Điều này hay đặc biệt xảy ra ở những bệnh nhân mắc tiểu đường. Ở những bệnh nhân không mắc tiểu đường, cơn đau tim có thể xảy ra sau những cơn đau nhẹ và cuối cùng là nhồi máu cơ tim.
Nếu bệnh nhân không được hỗ trợ y tế kịp thời, hậu quả từ cơn đau là rất nghiêm trọng. Do vậy, các dấu hiệu đau nhẹ và triệu chứng bất thường cần được đặc biệt lưu tâm.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Những cơn đau tim thường phổ biến ở 6.30 sáng (28/3/2014)
- Dấu hiệu đau tim ở nữ giới (25/3/2014)
- Phát hiện ra cơ chế liên quan đến sự co cứng của cơ tim (21/3/2014)
- Dùng 3 lon nước ngọt mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tim gấp 3 lần (20/3/2014)
- Nguyên nhân khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tim gấp 3 lần (20/3/2014)
- Dùng thuốc an toàn cho người suy tim mạn tính (14/3/2014)
- Kiểm tra huyết áp ở cả 2 cánh tay giúp phát hiện sớm bệnh tim (11/3/2014)
- 8 điều tốt và không tốt cho tim của bạn (11/3/2014)
- Ma-giê Hoạt chất tối cần thiết cho trái tim (10/3/2014)
- Đánh giá nguy cơ đột quỵ, đau tim của nội tiết tố testosterone (5/3/2014)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều