Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam
Cập nhật: 29/9/2014 | 10:49:03 AM
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam, chiếm khoảng 33% tổng số tử vong. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây bệnh tim mạch là người Việt sử dụng lượng muối nhiều, gấp 2 lần so với khuyến cáo.
Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng quốc gia, lượng muối tiêu hụ hàng ngày tại Việt Nam chủ yếu từ muối và các gia vị cho vào trong quá trình chế biến, nấu nướng và khi ăn (81%), có sẵn trong thực phẩm chế biến sẵn (11,6%) và trong các thực phẩm tự nhiên. Bột canh và nước mắm là hai nguồn chính cung cấp muối hàng ngày. Cần ghi nhớ, thành phần chủ yếu của muối trong khẩu phần ăn của chúng ta là natri. Natri cũng có trong mì chính (bột ngọt), một loại gia vị được nhiều nơi trên thế giới sử dụng.
Tại Việt Nam, lượng muối tiêu thụ trung bình dao động từ 12 – 15gam/người/ngày. Rất nhiều người trong độ tuổi từ 26 – 64 tiêu thụ lượng muối cao hơn so với mức mà WHO khuyến cáo là ít hơn 5gam/người/ngày (hay một thìa cà phê). Gần 60% người dân tiêu thụ lượng muối cao gấp hai lần lượng được khuyên dùng hàng ngày.
Theo WHO, việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến (hoặc góp phần) làm bệnh tăng huyết áp và làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. Theo điều tra quốc gia, tỷ lệ tăng huyết áp ở người Việt Nam từ 25 tuổi trở lên là 25,1%. WHO ước tính bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam, chiếm khoảng 33% tổng số tử vong.
Ông Jeffery Kobza, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết: “Việc giảm lượng muối ăn là một trong những giải pháp hiệu quả nhất cho các quốc gia trong việc cải thiện sức khỏe người dân và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch”.
WHO khuyến cáo trẻ em từ 2 đến 15 tuổi chỉ nên ăn ít muối hơn so với lượng muối khuyến cáo cho người lớn, đó là ít hơn 5gam một ngày và được điều chỉnh thích hợp với nhu cầu năng lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Hiện WHO đang hỗ trợ Việt Nam thực hiện kế hoạch hành động toàn cầu để giảm gánh nặng bệnh không lây nhiễm, trong đó có mục tiêu giảm lượng muối tiêu thụ toàn cầu xuống khoảng 30% vào năm 2015. Theo đó, WHO đưa ra khuyến cáo mỗi cá nhân và gia đình có thể giảm lượng muối tiêu thụ bằng các biện pháp đơn giản sau:
Không để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn; Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu. Mức tối đa không quá một phần năm thìa cà phê muối cho một bữa ăn của một người/ngày; Hạn chế thường xuyên sử dụng các sản phẩm có hàm lượng muối cao như khoai tây chiên; Yêu cầu các sản phẩm có hàm lượng muối thấp khi mua thực phẩm chế biến sẵn; Đọc nhãn khi mua thực phẩm đã được chế biến sẵn để kiểm tra hàm lượng muối; Nên cho trẻ ăn thực phẩm tự nhiên và không thêm muối.
Tại Việt Nam, cơ quan quản lý cũng đã lên kế hoạch đưa điều tra khẩu phần muối vào điều tra các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm vào năm 2015 để có số liệu đầy đủ về sử dụng muối và nguy cơ gia tăng các bệnh tim mạch do lạm dụng muối tại Việt Nam.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Tập huấn sàng lọc và điều trị dự phòng tiền sản giật năm 2024 (31/10/2024)
- Thuê đơn vị giám sát nhiệm thu gói thầu số 3 (31/10/2024)
- Nhu cầu thuê hội trường, giải khát phục vụ Tập huấn Tư vấn xét nghiệm HIV năm 2024 (31/10/2024)
- Kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch năm 2024 (30/10/2024)
- V/v Yêu cầu báo giá nhu cầu mua Đèn mổ di động (Đèn mổ treo tường) (29/10/2024)
- Tập huấn điều trị, chăm sóc HIV/AIDS và quản lý thuốc kháng HIV (29/10/2024)
- Tập huấn kiến thức Nha học đường năm 2024 (25/10/2024)
- Kế hoạch sửa chữa, thay thế mới linh kiện, thiết bị máy tính văn phòng cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/10/2024)
- 7 dấu hiệu chứng tỏ tim bạn không khỏe (25/9/2014)
- Cảnh giác với ’sát thủ thầm lặng’ của thế kỷ (24/9/2014)
- Mẹo giảm nguy cơ bệnh tim ở bệnh nhân tiểu đường (20/8/2014)
- Điều gì xảy ra nếu bạn bị bệnh mạch vành (8/8/2014)
- Người bệnh tim thận trọng khi dùng tôi (22/7/2014)
- Dự phòng suy tim liên quan đến thai sản (19/7/2014)
- Từ bỏ thói quen xấu khi còn trẻ để bảo vệ tim (9/7/2014)
- Những thói quen hủy hoại trái tim (8/7/2014)
- Nguyên nhân bất ngờ làm tăng nguy cơ đau tim ở phụ nữ trẻ (30/6/2014)
- Thực phẩm bảo bối của tim mạch (27/6/2014)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều