Người bệnh tim thận trọng khi dùng tôi
Cập nhật: 22/7/2014 | 9:07:20 AM
Procainamide hydrochloride (PA) tôi là loại thuốc chống loạn nhịp tim. Tôi được chỉ định dùng trong điều trị loạn nhịp tâm thất, đặc biệt những trường hợp loạn nhịp thất đã kháng lidocain hoặc sau nhồi máu cơ tim. PA cũng được dùng duy trì nhịp xoang sau khi khử rung ở rung nhĩ, dùng phòng loạn nhịp thất và trên thất. PA thường dùng để điều trị ngắn hạn loạn nhịp nặng hoặc loạn nhịp triệu chứng, không dùng PA điều trị loạn nhịp nhẹ. Tránh dùng PA để điều trị ngoại tâm thu thất không triệu chứng. Cũng như các thuốc chống loạn nhịp khác, khởi đầu điều trị dùng PA cần phải thực hiện tại bệnh viện. Vì PA có thể gây ra những rối loạn nặng về máu (0,5%) nên chỉ dùng PA khi có chỉ dẫn của bác sĩ.
Tuyệt đối không dùng tôi cho bệnh nhân blốc tim hoàn toàn, blốc nhĩ - thất độ hai và các týp bán chẹn, người mẫn cảm với novocain hay các thuốc tê có cấu tạo este tuy không chắc có nhạy cảm chéo với PA, nhưng thầy thuốc phải chú ý và không dùng PA khi thuốc gây viêm da dị ứng cấp, hen hay các triệu chứng phản vệ. Bệnh nhân xoắn đỉnh, luput ban đỏ toàn thân cũng không được dùng tôi...
Thận trọng dùng tôi cho bệnh nhân sốc tim, suy cơ tim, huyết áp thấp, nhịp tim chậm, bệnh nhân có rối loạn chất điện giải, nhược cơ, hen phế quản... Phụ nữ mang thai và cho con bú khi dùng tôi phải có chỉ định của bác sĩ.
Khi dùng tôi để điều trị, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ: triệu chứng giống luput ban đỏ kèm theo đau ở khớp và cơ, loạn nhịp tim, hạ huyết áp, yếu cơ, chán ăn buồn nôn, nôn, ngoại ban, ngứa.
Đối với những phản ứng quá mẫn giống như những triệu chứng luput ban đỏ, kể cả những biến đổi về máu, có thể gặp đặc biệt khi điều trị thời gian kéo dài. Những phản ứng này thường nhất thời và tự khỏi. Tuy nhiên, việc điều trị cần được theo dõi chặt chẽ chức năng tim vì dùng PA có nguy cơ gây loạn nhịp tim.
Cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn sử dụng của thầy thuốc để tránh những tương tác thuốc có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Dự phòng suy tim liên quan đến thai sản (19/7/2014)
- Từ bỏ thói quen xấu khi còn trẻ để bảo vệ tim (9/7/2014)
- Những thói quen hủy hoại trái tim (8/7/2014)
- Nguyên nhân bất ngờ làm tăng nguy cơ đau tim ở phụ nữ trẻ (30/6/2014)
- Thực phẩm bảo bối của tim mạch (27/6/2014)
- Bệnh nhân tim mạch lưu ý khi bơi lội (25/6/2014)
- Bệnh cơ tim giãn (24/6/2014)
- Lý giải cơ chế căng thẳng dẫn đến đau tim và đột quỵ (23/6/2014)
- Người mắc bệnh tim nên ăn uống như thế nào? (23/6/2014)
- 5 hiểu nhầm về nhịp tim (22/6/2014)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều