Lý giải cơ chế căng thẳng dẫn đến đau tim và đột quỵ
Cập nhật: 23/6/2014 | 9:23:01 PM
Các nhà khoa học Mỹ ngày 22.6 cho biết họ đã phát hiện cơ chế làm sao mà việc căng thẳng thường xuyên lại dẫn đến đau tim và đột quỵ.
|
Theo AFP dẫn các nhà khoa học, căng thẳng thường xuyên kích hoạt sự sản xuất quá mức tế bào bạch cầu (hay còn gọi là tế bào máu trắng) và điều này mang lại tác hại cho tim mạch.
Các tế bào bạch cầu dư thừa kết hợp lại với nhau trên các thành động mạch, làm cản trở máu lưu thông và tạo điều kiện hình thành các cục máu đông di chuyển đến nhiều bộ phận khác của cơ thể.
Tế bào máu trắng rất quan trọng trong việc chống lại tác nhân gây nhiễm trùng cơ thể và giúp làm lành vết thương, tuy nhiên nếu cơ thể có quá nhiều loại tế bào này, hoặc là chúng nằm sai vị trí thì chúng sẽ gây hại, AFP dẫn lời đồng tác giả nghiên cứu Matthias Nahrendorf thuộc Trường Y Harvard (Boston, Mỹ) cho biết.
Các bác sĩ từ lâu đã biết có mối liên quan giữa bệnh căng thẳng thường xuyên và bệnh tim mạch, tuy nhiên họ chưa rõ cơ chế gây nên việc này.
Để tìm hiểu mối liên kết trên, chuyên gia Nahrendorf cùng đồng sự nghiên cứu mẫu máu của các bệnh nhân căng thẳng thường xuyên, và nhận thấy căn bệnh này kích hoạt các tế bào gốc tủy xương, dẫn đến sự sản xuất quá mức tế bào máu trắng.
Việc số lượng tế bào bạch cầu tăng quá mức khiến chúng tích tụ ở các thành động mạch, gây ra các mảng bám làm ảnh hưởng lưu lượng máu, tạo nên các cục máu đông trong mạch máu.
Và điều này chính là nguyên nhân điển hình gây nên đợt nhồi máu cơ tim và đột quỵ, ông Nahrendorf cho biết.
Ông này cũng nói thêm rằng tế bào bạch cầu gia tăng chỉ là một trong những nguyên nhân gây nên cơn đau tim và đột quỵ, cùng với các yếu tố khác như cao huyết áp, hút thuốc lá và đặc điểm di truyền.
(Nguồn: thanhnien.com.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Người mắc bệnh tim nên ăn uống như thế nào? (23/6/2014)
- 5 hiểu nhầm về nhịp tim (22/6/2014)
- Phát hiện và xử trí sớm nhồi máu cơ tim cấp (18/6/2014)
- Các dấu hiệu sớm của cơn đau tim (30/5/2014)
- 9 nhóm thực phẩm đặc biệt tốt cho tim (21/5/2014)
- Mãn kinh sớm làm tăng nguy cơ suy tim ở phụ nữ (19/5/2014)
- Mối liên hệ giữa việc kết hôn và sức khỏe tim mạch (5/5/2014)
- Ăn nhiều đậu giúp làm giảm bệnh tim mạch (13/4/2014)
- 6 triệu chứng báo hiệu cơn đau tim (31/3/2014)
- Những cơn đau tim thường phổ biến ở 6.30 sáng (28/3/2014)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều