Nguy hiểm khi bị bệnh tim mà có thai
Cập nhật: 10/8/2012 | 8:57:08 AM
Ở những người khoẻ mạnh thì hệ thống tim mạch có thể thích ứng được với những sự thay đổi khi có thai, nhưng những sản phụ bị bệnh tim thì thai nghén trở thành gánh nặng.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm trên thế giới có khoảng 200 triệu phụ nữ có thai, trong số đó có khoảng nửa triệu sản phụ bị tử vong do các biến chứng có liên quan đến thai nghén,86% phụ nữ có thai và 99% sản phụ tử vong là ở các nước đang phát triển bao gồm cả Việt Nam.
Ảnh minh họa: IE.
Nguyên nhân tử vong do các bệnh tim mạch thường gặp là tăng huyết áp (12%) và các bệnh tim khác (20%). Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi về giải phẫu, huyết học, nội tiết, tuần hoàn... làm tăng dần gánh nặng lên hệ tuần hoàn.
Ở những người khoẻ mạnh thì hệ thống tim mạch có thể thích ứng được với những sự thay đổi khi có thai, nhưng những sản phụ bị bệnh tim thì thai nghén trở thành gánh nặng và có thể gây ra những biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.
Nói chung, việc thăm khám trong quá trình mang thai nên định kỳ hàng tháng đối với các bệnh nhân có bệnh nhẹ và 2 tuần với các bệnh nhân có bệnh mức độ trung bình đến nặng cho đến tuần thứ 28-30, sau đó thăm khám hàng tuần cho đến khi sinh.
Kháng sinh dự phòng đã được khuyến cáo cho các bệnh nhân bệnh tim được phẫu thuật hay làm các thủ thuật chảy máu. Các bệnh nhân bị bệnh tim có tỷ lệ bị nhiễm khuẩn huyết cao hơn khi chuyển dạ và đẻ.
Vi khuẩn được phát hiện thấy trong máu ở 14% phụ nữ sau khi chuyển dạ hay vỡ ối và rất nhiều vi khuẩn phân lập được có khả năng gây viêm nội tâm mạc. Khi bị biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tỷ lệ tử vong của mẹ khoảng 22% và thai nhi khoảng 15%.
Vì bệnh nhân bệnh tim có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn máu, thậm chí cả trong quá trình sinh nở không biến chứng, hậu quả nặng nề của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn và giá thành điều trị tương đối thấp nên việc sử dụng kháng sinh dự phòng khi chuyển dạ được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân có bệnh tim.
(Nguồn: afamily.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Những môn thể thao phù hợp bệnh nhân tim mạch (9/8/2012)
- Khói xe làm loạn nhịp tim (7/8/2012)
- Đã có thể dự báo trước được cơn đau tim (7/8/2012)
- Người bị suy tim dễ có nguy cơ bị gãy xương (6/8/2012)
- Món ăn bài thuốc cho người bệnh tim, huyết áp cao (5/8/2012)
- Cười rất tốt cho tim (2/8/2012)
- Thấp tim - Dùng thuốc gì? (2/8/2012)
- Buồn chán tăng rủi ro chết người vì bệnh tim (2/8/2012)
- Những dấu hiệu không ngờ của bệnh tim (30/7/2012)
- Làm ca đêm có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ (29/7/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều