Nhịp tim như thế nào là bình thường?
Cập nhật: 2/12/2016 | 12:27:49 PM
Nhanh, chậm hoặc không đều, nhịp tim bình thường là thế nào và đếm mạch khi nào là tốt nhất?
Thường thì chúng ta chẳng bao giờ dành cho nhịp đập của tim quá một giây suy nghĩ, tất nhiên là trừ khi khi bị ốm hay nghi ngờ mình gặp vấn đề về sức khỏe liên quan đến tim.
"Nhiều người không biết nhịp tim của mình như thế nào hoặc cần phải như thế nào", TS Anthony Nathan, bác sĩ tư vấn tim mạch tại Bệnh viện Spire Bushey, Hertfordshire nói.
"Mặc dù không cần phải bị ám ảnh với nhịp tim, song bạn rất nên đếm mạch thường xuyên để biết được điều gì là “bình thường” với bạn. Từ đó có thể giúp phát hiện nếu có điều gì đó không ổn.
"Tôi tự đếm nhịp tim mỗi sáu tháng một lần để xem liệu có gì thay đổi không. Đó là một thói quen tốt nên có".
Theo BS Nathan, bạn nên đếm nhịp tim khi nghỉ ngơi, tốt nhất là buổi sáng lúc ngủ dậy, trước khi bắt đầu các hoạt động trong ngày. Có thể đếm nhịp tim ở cổ tay, phía trong khuỷu tay hoặc một bên cổ bằng cách đặt ngón tay lên trên chỗ mà bạn cảm thấy mạch đập và đếm số nhịp đập trong một phút. Nếu đang quan tâm chặt chẽ hơn, đặc biệt là nếu đang theo dõi mức độ tập thể dục, bạn có thể mua máy theo dõi để ghi lại.
Khi đã biết nhịp tim của mình, nó có thể cho bạn biết điều gì? Dưới đây là câu trả lời cho một số thắc mắc thường gặp:
Nhịp tim nên như thế nào?
Người ta thường nghĩ nhịp tim bình thường là khoảng từ 60-100 nhịp/phút. Nhiều chuyên gia tin rằng 60-80 nhịp/phút là một mức độ khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên một số người có nhịp chậm hơn hoặc nhanh hơn một cách tự nhiên.
Nhịp tim cũng có thể thay đổi khi bạn già đi và nó cũng có thể báo hiệu sự thay đổi đối với sức khỏe.
Nếu nhịp tim khi nghỉ ngơi luôn ở mức dưới 40 nhịp/phút hoặc trên 120 nhịp/phút, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra xem điều đó có bình thường hay không.
Lý do nào khiến nhịp tim chậm?
Vì tim là một khối cơ, càng tập aerobic nhiều, nó sẽ càng khỏe. Điều này có nghĩa là bạn càng khỏe, thì nhịp tim khi nghỉ ngơi sẽ càng chậm. Ví dụ, một vận động điền kinh ưu tú có thể có nhịp tim khi nghỉ dưới 40 nhịp/phút.
Nhịp tim chậm hơn vì cơ tim khỏe hơn và không phải làm việc quá vất vả để giữ nhịp đập đều đặn nhằm đẩy máu đi khắp cơ thể.
Có nên lo lắng về nhịp tim nhanh?
Nhiều yếu tố có thể làm tăng nhịp tim, từ tập thể dục đến uống quá nhiều đồ uống có caffein. Nhịp tim cũng có thể tăng nếu bạn bị sốt hoặc bị cường tuyến giáp trạng; thuốc và các loại ma túy cũng có thể khiến tim “tăng tốc”. Nhưng theo các bác sĩ thì nguyên nhân phổ biến nhất là căng thẳng và lo lắng.
Nhịp tim có liên quan đến huyết áp không?
Nếu bạn đang gắng sức hoặc cảm thấy lo lắng, cả nhịp tim và huyết áp sẽ tăng. Nhưng ngay cả khi nhịp tim khi nghỉ nằm trong giới hạn bình thường, thì không nhất thiết có nghĩa là huyết áp cũng như vậy, vì huyết áp rất khác với nhịp tim.
Huyết áp là động lực cần thiết để đẩy máu chảy trong động mạch của cơ thể, trong khi nhịp tim lại là số lần mà điều này xảy ra mỗi phút. Mặc dù quá trình này đòi hỏi một áp lực nhất định, song nếu áp lực trở nên quá cao trong một thời gian kéo dài, nó có thể khiến tim bị giãn to. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến suy tim.
Có cần lo lắng về nhịp tim bất thường không?
Đôi khi nhịp tim có thể trở nên thất thường vì lỗi ở xung điện làm các buồng tim co bóp để sẵn sàng bơm máu. Bạn chỉ có thể nhận thấy điều này nếu cảm thấy hồi hộp đánh trống ngực hay cảm giác “hẫng” nhẹ ở ngực vì tim bỏ lỡ một nhịp. Thường thì cảm giác này sẽ qua đi và không có gì phải lo lắng, nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên thì có thể có ý nghĩa quan trọng hơn.
Ví dụ, nó có thể cho biết bạn bị rung nhĩ, nguyên nhân phổ biến nhất của nhịp tim không đều. Tình trạng này thường là có nguyên nhân là bệnh tim tiềm ẩn hoặc huyết áp cao, nhưng có thể được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc thậm chí lắp máy tạo nhịp để khôi phục nhịp tim tự nhiên.
Bất thường với hệ thống điện của tim cũng có thể khiến tim đập quá chậm. Ví dụ, một tình trạng gọi là block tim - khi xung điện khiến tim co bóp bị trễ - đồng nghĩa với việc nhịp tim bị chậm ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Thường là bẩm sinh, tình trạng này có thể được phát hiện qua điện tâm đồ (ECG).
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Tập huấn sàng lọc và điều trị dự phòng tiền sản giật năm 2024 (31/10/2024)
- Thuê đơn vị giám sát nhiệm thu gói thầu số 3 (31/10/2024)
- Nhu cầu thuê hội trường, giải khát phục vụ Tập huấn Tư vấn xét nghiệm HIV năm 2024 (31/10/2024)
- Kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch năm 2024 (30/10/2024)
- V/v Yêu cầu báo giá nhu cầu mua Đèn mổ di động (Đèn mổ treo tường) (29/10/2024)
- Tập huấn điều trị, chăm sóc HIV/AIDS và quản lý thuốc kháng HIV (29/10/2024)
- Tập huấn kiến thức Nha học đường năm 2024 (25/10/2024)
- Kế hoạch sửa chữa, thay thế mới linh kiện, thiết bị máy tính văn phòng cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/10/2024)
- 5 thói quen giúp người trẻ tránh xa bệnh tim mạch (26/10/2016)
- 6 loại thực phẩm tốt cho tim mạch (22/10/2016)
- 1 tháng trước khi lên cơn đau tim, cơ thể bạn sẽ có những dấu hiệu cảnh báo này (19/10/2016)
- Những triệu chứng cảnh báo nhồi máu cơ tim ở phụ nữ (5/10/2016)
- Hy vọng mới cho bệnh nhân suy tim (29/7/2016)
- Cách sinh hoạt, vận động cho người mắc bệnh tim (6/7/2016)
- Lưu ý về chế độ ăn cho người mới phẫu thuật tim (29/6/2016)
- Những điều cần biết về bệnh tim bẩm sinh (29/6/2016)
- Dấu hiệu không ngờ cảnh báo nguy cơ bệnh tim (25/6/2016)
- 5 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ (30/5/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều