5 lầm tưởng nguy hiểm dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm
Cập nhật: 3/6/2016 | 10:03:11 AM
Từ cuối tháng 4, lượng người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm đang tăng nhanh. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết, không khó để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, chỉ cần người dân triệt để nhìn nhận đúng những sai lầm phổ biến dưới đây.
1. Xử lý thực phẩm chứa độc tố tự nhiên chưa đúng cách
Có nhiều loại thực phẩm xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày nhưng lại rất dễ trở thành “con dao hai lưỡi” gây hại cho sức khỏe con người nếu không được xử lý, chế biến đúng cách. Với rau củ, cần lưu ý nhất là củ cải trắng, măng tươi và sắn. Củ cải trắng có độc tố trong vỏ, dễ gây đau dạ dày và bỏng rát trên da, nên khi chế biến cần gọt bỏ sạch vỏ để tránh độc. Trong khi đó, măng tươi và sắn lại chứa xyanua, loại chất này ăn với hàm lượng cao dễ ngộ độc, vì thế măng cần được rửa kỹ, ngâm nước lâu và luộc trước khi ăn, còn sắn phải gọt sạch vỏ và ngâm nước, khi luộc cũng nên mở nồi.
2. Không rửa trái cây
Nhiều người cho rằng, chỉ cần gọt vỏ trái cây thì đã loại bỏ độc tố nên không cần rửa trước khi gọt. Tuy nhiên, trái cây nếu nhiễm các chất độc như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,… khi không rửa mà gọt vỏ, vô tình tay bạn lại dính vào phần ruột đã gọt thì hóa chất sẽ theo tay dính vào trái cây. Dù là loại hoa quả nào chúng ta đều cần rửa sạch sẽ, hoặc cẩn thận hơn thì sau khi rửa ngâm với nước muối pha loãng để khử độc thêm.
3. Trữ thực phẩm sống trong tủ lạnh quá lâu
Tủ lạnh không phải là nơi an toàn tuyệt đối để bảo quản thực phẩm sống. Các nghiên cứu đã chứng minh có nhiều vi khuẩn sinh sôi ở nhiệt độ rất thấp. Không nên để thức ăn dù đã nấu chín hay chưa nấu chín quá 3 ngày trong tủ lạnh, kể cả các loại trái cây và rau củ tươi sống. Đối với thức ăn để trong tủ đông thì phần lớn không nên để quá 3 tháng. Thức ăn sống và thức ăn chín phải để riêng.
4. “Né” ngộ độc bằng cách ăn ít lại
Nhiều người cho rằng, với những loại thực phẩm độc, nếu ăn không nhiều sẽ không gây hại. Thực chất, độc tố có thể tích tụ ngày qua ngày, dẫn đến nhiều căn bệnh mãn tính.
5. Không rửa tay thường xuyên, rửa tay không đúng cách
Theo khảo sát gần đây nhất của Bộ Y tế, tỷ lệ người dân Việt Nam rửa tay thường xuyên với xà phòng, kể cả trong các cơ sở y tế, còn rất thấp: chỉ 23% rửa tay trước khi ăn và 36% sau khi đi vệ sinh, trong khi đó bàn tay một người có thể mang tới 4,6 triệu mầm bệnh. Các chuyên gia y tế cũng cho biết, phần lớn các vụ ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn gây sốt, đau bụng, tiêu chảy,… bắt nguồn từ việc trước khi ăn không rửa tay, tay có thể đã nhiễm vi khuẩn hoặc vi-rút. Rửa tay thường xuyên, đúng cách với xà phòng diệt khuẩn là một biện pháp hiệu quả để hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm và mắc các dịch bệnh lây nhiễm nguy hiểm.
(Nguồn: afamily.vn)
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Nếu biết những điều này, liệu bạn còn dám dùng giấy bạc để nướng thực phẩm? (1/6/2016)
- 4 sai lầm trong khi nướng thịt làm tăng nguy cơ ung thư mà bạn dễ mắc phải (31/5/2016)
- Chống thực phẩm bẩn, phải đồng hành với thực phẩm an toàn (30/5/2016)
- 10 chất độc từng bị phát hiện trong thực phẩm (17/5/2016)
- 12 chất phụ gia thực phẩm cực nguy hiểm bạn vẫn vô tư dùng hàng ngày mà không hay biết (16/5/2016)
- Đây là lí do để bạn ngưng đun sôi lại nước đã nấu chín (13/5/2016)
- Phân loại các nhóm chất phụ gia thực phẩm nguy hiểm ai cũng nên đọc để biết (11/5/2016)
- Những ai nên tránh xa với dưa, cà muối? (10/5/2016)
- Thực phẩm bẩn “đe dọa” gan (9/5/2016)
- 6 lợi ích của việc dùng thực phẩm ”địa phương” (27/4/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều