Thực phẩm bẩn “đe dọa” gan
Cập nhật: 9/5/2016 | 9:32:54 AM
Thực phẩm bẩn đang là mối đe dọa sức khỏe cả cộng đồng, nguyên nhân là do các hóa chất độc hại, vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm mốc… từ thực phẩm bẩn khi vào cơ thể sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tấn công và kích hoạt quá mức tế bào Kupffer trong gan, làm sản sinh các chất gây viêm phá hủy tế bào gan, gây ra nhiều bệnh lý gan nguy hiểm.
PGS-TS-BS Bùi Hữu Hoàng (Trưởng Khoa Tiêu hóa BV Đại học Y Dược TP HCM, Phó Chủ tịch Hội Gan mật TP HCM)
Nghiêm trọng hơn, khi gan mất khả năng khử độc bảo vệ cơ thể cùng nhiều vai trò quan trọng khác, sẽ dẫn đến hậu quả cơ thể dễ nhiễm độc, thiếu dưỡng chất và mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm tại nhiều cơ quan khác của cơ thể như não, thận...
Độc chất và diễn tiến quá trình kích hoạt Kupffer quá mức gây bệnh cho gan
Thực phẩm bẩn là cách gọi của cộng đồng dành cho những loại thực phẩm được chế biến, sản xuất không đảm bảo an toàn vệ sinh, có thể chứa nhiều vi khuẩn, vi rút, nấm mốc, ký sinh trùng, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất tăng trọng, chất tạo nạc, các loại kháng sinh, chất bảo quản, hóa chất nhuộm màu hoặc tẩy trắng, phụ gia tạo mùi độc hại…
Theo PGS-TS-BS Bùi Hữu Hoàng (Trưởng Khoa Tiêu hóa BV Đại học Y Dược TP HCM, Phó Chủ tịch Hội Gan mật TP HCM), qua nghiên cứu sinh học phân tử, gần đây các nhà khoa học đã phát hiện quá trình hủy hoại gan của các chất độc hại theo diễn ra như sau: Khi những chất độc hại từ thực phẩm bẩn được đưa vào cơ thể, một mặt chúng sẽ trực tiếp kích hoạt tế bào Kupffer - nằm ở xoang gan - hoạt động quá mức, khiến tế bào này phóng thích ra các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… làm tổn thương, hủy hoại tế bào gan. Đồng thời, các độc tố từ ngoài vào cũng khiến tế bào gan làm việc quá mức khi thực hiện vai trò khử độc, làm sản sinh ra các sản phẩm trung gian tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer mạnh mẽ và một lần nữa gây chết tế bào gan nhiều hơn, khiến gan nhanh chóng suy yếu, cơ thể dễ dàng bị nhiễm độc từ nhiều nguồn khác nhau.
Tinh chất Wasabia và S. Marianum (có trong HEWEL) kiểm soát hiệu quả hoạt động tế bào Kupffer, chủ động chống độc, bảo vệ gan từ gốc.
Nếu lượng độc chất từ thực phẩm bẩn cũng như các nguồn khác như môi trường ô nhiễm, rượu bia, thuốc điều trị… tích tụ trong cơ thể tăng dần theo thời gian, gan sẽ âm thầm bị hủy hoại nghiêm trọng bởi tế bào Kupffer hoạt động quá mức. Và hậu quả nặng nề là gây ra nhiều tình trạng, bệnh lý nguy hiểm tại gan như tăng men gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan cũng như các bệnh lý tại nhiều cơ quan khác của cơ thể.
Chủ động chống độc, bảo vệ gan
PGS Hoàng cho biết, đứng trước “vòng vây” độc chất, việc "giải độc cho gan" theo cách hiểu thông thường của nhiều người dân hiện nay là chưa đủ bởi một khi gan đã bị nhiễm độc, hư tổn thì rất khó có thể phục hồi. Thay vì vậy, cần chủ động chống độc, bảo vệ gan ngay từ khi gan chưa nhiễm độc hoặc nhiễm độc chưa nặng nề, giúp gan duy trì tốt nhiều vai trò quan trọng bằng cách kiểm soát từ gốc cơ chế sinh bệnh cho gan là sự hoạt động quá mức của tế bào Kupffer.
Trên cơ sở khoa học về việc nhận biết rõ vai trò quan trọng của Kupffer trong cơ chế gây bệnh ở gan, gần đây, bằng những thành tựu vượt trội của ngành công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã ứng dụng thành công tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên giúp kiểm soát hiệu quả hoạt động tế bào Kupffer.
Nghiên cứu tại Nhật Bản và Đức cho thấy, sử dụng Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát tế bào Kupffer trước tác động của các hóa chất độc hại, vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng…, làm giảm trên 50% các chất gây viêm TNF-α, TGF-β, Interleukin… sau 6 tuần, nhờ đó hạn chế quá trình viêm và tổn thương gan, ngăn chặn hình thành các mô sợi gây xơ gan. Đồng thời, Wasabia và S. Marianum còn giúp tăng gấp 3 lần loại protein bảo vệ cơ thể - Nrf2 chỉ sau 6 giờ, kiểm soát tế bào Kupffer, tăng cường khả năng khử độc, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hại.
“Như vậy, bên cạnh việc lựa chọn thông minh nhằm hạn chế tối đa các loại thực phẩm bẩn thì bảo vệ gan trước sự tấn công của các yếu tố độc hại bằng cách kiểm soát tế bào Kupffer - là một giải pháp đột phá mới và khoa học trong chủ động chống độc, bảo vệ gan”, PGS Hoàng nhấn mạnh.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- 6 lợi ích của việc dùng thực phẩm ”địa phương” (27/4/2016)
- Phòng chống thực phẩm bẩn: Phải quyết liệt hơn nữa (25/4/2016)
- Dùng thực phẩm đóng hộp: Tiềm ẩn nhiều rủi ro không nhỏ (25/4/2016)
- Thuốc an thần tiêm vào thịt lợn: Nguy hại mức nào? (21/4/2016)
- Để tủ lạnh luôn là nơi bảo quản thực phẩm an toàn (20/4/2016)
- Giật mình vì hóa chất độc hại tiềm ẩn trong bao bì của các thực phẩm ăn nhanh (19/4/2016)
- 101 các chất độc có thể đưa vào thực phẩm (13/4/2016)
- Đa số người dân Việt nấu ăn bằng nồi nhôm mà không biết chúng có thể gây nhiều tác hại (12/4/2016)
- Điểm danh 4 nhóm thực phẩm chứa nhiều hóa chất, phẩm màu có hại cho sức khỏe (11/4/2016)
- Nhận diện 5 loại rau bẩn tồn dư nhiều hóa chất (5/4/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều