Thuốc an thần tiêm vào thịt lợn: Nguy hại mức nào?
Cập nhật: 21/4/2016 | 2:11:25 PM
Hàng loạt vụ lợn bị tiêm thuốc an thần trước khi giết mổ bị phát hiện gần đây khiến mọi người đều cảm thấy bất an.
Hàng loạt vụ lợn bị tiêm thuốc an thần trước khi giết mổ bị phát hiện gần đây khiến mọi người đều cảm thấy bất an. Liệu ăn thịt lợn bị tiêm thuốc an thần có nguy hại gì cho sức khỏe trước mắt và lâu dài? Ăn phải thịt lợn có tiêm thuốc an thần sẽ có nguy cơ nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tử vong như một số báo nêu? Và có cách gì giúp người nội trợ không chọn nhầm loại thịt này?
Thuốc an thần tiêm vào thịt lợn là loại nào?
Thuốc an thần tiêm cho lợn là acepromazine, gần giống với aminazin dùng để chữa bệnh tâm thần phân liệt cho người. Trong những năm 50 của thế kỷ 20, thuốc acepromazine đã được sử dụng cho người để điều trị bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc giai đoạn hưng cảm. Thuốc có thời gian bán hủy chừng 4-5 giờ nhưng sau 3 ngày vẫn có thể tìm thấy thuốc trong nước tiểu bệnh nhân dưới dạng vết. Thuốc được dùng đường uống và tiêm bắp. Khi đó, các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác, hưng phấn ngôn ngữ, vận động của bệnh nhân sẽ giảm đi.
Thịt ướt, các thớ thịt căng mọng nước thì khả năng lớn thịt chứa tồn dư của thuốc.
Do ngày nay người ta đã có nhiều loại thuốc an thần tốt nên thuốc acepromazin không còn được sử dụng cho người nữa mà chỉ sử dụng cho động vật như ngựa, chó, mèo. Khi dùng trong thú y, thuốc chủ yếu được chỉ định cho các trường hợp con vật hoảng sợ, kích động, mất kiểm soát. Người ta có thể dùng thuốc này như thuốc tiền mê để phẫu thuật cho động vật.
Khi được tiêm vào lợn với mục đích làm cho con lợn ngủ, không giãy giụa, không kêu... khiến cho lợn đỡ hao khi vận chuyển chúng đi giết, mổ.
Ăn thịt lợn bị tiêm thuốc an thần có hại gì tới sức khỏe?
Nồng độ thuốc trong thịt lợn giết mổ phụ thuộc vào thời gian tiêm (tiêm càng lâu thì nồng độ thuốc càng thấp) và liều lượng tiêm (tiêm liều càng thấp thì nồng độ thuốc càng thấp). Khi con người ăn thịt lợn có thuốc, lượng thuốc acepromazine vào người còn phụ thuộc vào cách chế biến thịt (khiến thuốc bị phân hủy) và lượng thịt chúng ta ăn vào. Như vậy có thể nói rằng lượng thuốc đưa vào người ăn thịt lợn là rất thấp, khó mà gây ra một tác dụng bất lợi nào cho cơ thể con người (không giống như kháng sinh) ngay tức khắc, nhưng việc này cần phải lên án vì chúng góp phần làm đầu độc bữa ăn của mọi nhà. Việc đầu độc này diễn ra trên quy mô rất rộng vì có hàng trăm nghìn người đã ăn phải loại thịt lợn “bẩn” nên khó mà lường hết hậu quả của thuốc. Việc người chăn nuôi dùng thuốc an thần tiêm cho lợn trước khi giết mổ là việc làm hết sức nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng khi ăn phải, bởi bất cứ loại thuốc nào cũng có khả năng tích lũy trong cơ thể sống và gây hại.
Khi chế biến thịt cần chần bỏ đi nước đầu.
Cách nhận biết thịt lợn có tiêm thuốc an thần
Về cách nhận diện thịt lợn tiêm thuốc an thần rất khó bằng cảm quan nhận diện được. Các thương lái thường bơm nước kết hợp với tiêm thuốc an thần nên khi bắt gặp các loại thịt ướt, các thớ thịt căng mọng nước thì có khả năng lớn thịt chứa tồn dư của thuốc.
Để chọn được thịt sạch, an toàn, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, các bà nội trợ nên chọn mua thịt lợn ở những cửa hàng uy tín, có đóng dấu đỏ an toàn thực phẩm của cơ quan chức năng. Khi chọn thịt nên chọn thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao khi ta ấn tay vào và thả ngón tay ra sẽ trở lại bình thường, các thớ thịt đều nhau, không có dịch bất thường nào chảy ra khi thái. Thông thường, thịt có hóa chất khi chế biến thường ra nhiều nước, thịt hao hơn, vị thịt không đậm và ít có hương vị thơm tự nhiên. Thịt lợn bình thường không bị ra nước, thậm chí có thể nở hơn, có mùi thơm đặc trưng. Ngoài ra, khi chế biến mọi người lưu ý chần bỏ đi nước đầu. Khi nấu sôi thịt bốc mùi lạ, người nội trợ nên kiên quyết đổ bỏ, không nên tiếc kẻo dễ rước bệnh vào người.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Để tủ lạnh luôn là nơi bảo quản thực phẩm an toàn (20/4/2016)
- Giật mình vì hóa chất độc hại tiềm ẩn trong bao bì của các thực phẩm ăn nhanh (19/4/2016)
- 101 các chất độc có thể đưa vào thực phẩm (13/4/2016)
- Đa số người dân Việt nấu ăn bằng nồi nhôm mà không biết chúng có thể gây nhiều tác hại (12/4/2016)
- Điểm danh 4 nhóm thực phẩm chứa nhiều hóa chất, phẩm màu có hại cho sức khỏe (11/4/2016)
- Nhận diện 5 loại rau bẩn tồn dư nhiều hóa chất (5/4/2016)
- 4 cách ăn cực nguy hiểm có thể dẫn đến mắc bệnh ung thư (4/4/2016)
- 3 thay đổi đơn giản trong thực đơn để tránh trầm cảm (29/3/2016)
- 9 thực phẩm chứa chất độc ngay trong bếp nhà bạn (15/3/2016)
- 4 lưu ý khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh để tránh lây nhiễm chéo (14/3/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều