Ăn hàu sống - Hãy thận trọng
Cập nhật: 25/6/2015 | 4:32:35 PM
Hàu là loài động vật nhuyễn thể thuộc nhóm giáp xác hai mảnh vỏ sống ở bờ biển, ghềnh đá ven bờ biển. Loài nhuyễn thể này có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn; trong đó, gỏi hàu từ lâu đã trở thành món ăn “khoái khẩu” của không ít người, đặc biệt là nam giới. Tuy nhiên, bên cạnh những loại dinh dưỡng quý giá mà hàu đem lại, nó vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh nếu không được sử dụng đúng cách.
không được sử dụng đúng cách.
Hàu nướng luôn được nhiều thực khách lựa chọn trong các bữa nhậu (ảnh chụp tại một quán bia hàu trên phố Ẩm thực đêm, đường Trần Quốc Nghiễn, TP Hạ Long). |
Nhiễm khuẩn do ăn hàu sống
Vừa qua, trên địa bàn TP Hạ Long đã ghi nhận tình trạng nhiễm vi khuẩn họ Vibrio gây bệnh tả do ăn nhiều hàu sống. Bệnh nhân là anh N.A.D, trú tại tổ 4, khu I, phường Cao Xanh, TP Hạ Long. Anh D cho biết: “Sau khi ăn hàu sống tại nhà một người bạn mua từ chợ về, tôi bắt đầu có dấu hiệu sôi bụng, đầy bụng, tiêu chảy vài lần. Sau đó, tôi bị nôn mửa, tiêu chảy liên tục, người mệt lả. Ngay lập tức, gia đình đã đưa tôi đi bệnh viện và cấp cứu kịp thời. Bác sĩ kết luận, tôi đã nhiễm khuẩn từ việc ăn hàu sống”.
Theo bác sĩ Lương Xuân Kiên, Trưởng Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh, mỗi 100g hàu tươi có chứa đến 47,8mg kẽm, so sánh hàm lượng này trong 100g thịt và 100g cá tươi chỉ là 5,2mg và 0,8mg. Bên cạnh đó mỗi 100g hàu còn có: 10,9g protein; 1,5g chất béo, ngoài kali, natri, magie, canxi, sắt, đồng, photpho, vitaminA, B1, B2, acid taurine và các nguyên tố vi lượng khác; lượng i-ốt cao gấp hơn 200 lần so với lòng đỏ trứng, sữa bò. Hơn thế nữa trong thịt hàu còn có các acid amin và nhiều hoạt chất đặc biệt chỉ có trong sinh vật biển, nhờ thế con hàu giúp chống lại mệt mỏi, tăng khả năng miễn dịch và quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đặc biệt kẽm trong con hàu đã được chuyển hoá nên dễ hấp thu và an toàn hơn cả. “Tuy nhiên, hàu là vật chủ trung gian sinh sống của các loại ký sinh trùng như: Sán lá phổi, sán lá ruột, sán lá gan nhỏ và giun tròn Angiostrongylus Cantonensis. Các loại sán từ hàu xâm nhập vào cơ thể người là do thói quen ăn hàu sống, hàu nấu chưa chín. Tuỳ từng loại sán mà chúng sẽ di chuyển và cư trú ở những cơ quan tương ứng để gây bệnh. Khi nhiễm sán, người bệnh sẽ có những biểu hiện như: Đau bụng, tiêu chảy, nếu bị nhiễm nhiều có thể gây ra tắc ruột. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị ho khan, đau tức ngực, đờm có dây máu, tràn khí hoặc tràn dịch mảng phổi gây khó thở. Vùng gan bị đau âm ỉ, có thể đau dữ dội, gây áp xe gan, viêm đường mật, viêm tụy” - bác sĩ Kiên nhấn mạnh thêm.
Để đảm bảo nguồn hải sản hợp VSATTP
Trên địa bàn tỉnh, hàu được nuôi chủ yếu ở huyện Vân Đồn và TX Quảng Yên. Hàng năm, sản lượng bình quân của loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên toàn tỉnh đạt 13.958 tấn. Theo ông Nguyễn Văn Vui, Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản Quảng Ninh, Chi cục có nhiệm vụ quản lý quá trình nuôi và chất lượng các loại thuỷ sản nói chung trước khi xuất ra thị trường. Việc kiểm tra lấy mẫu nước, giám sát chất lượng tại các cơ sở lớn vẫn được thực hiện đều đặn từ năm 2009. Đó không chỉ là kết quả của một doanh nghiệp mà còn có giá trị đảm bảo cho các hộ nuôi trong vùng nước đó.
Theo mẫu giám sát 6 tháng đầu năm 2015 của Chi cục (thực hiện đối với loài hàu và tu hài nuôi ở Vân Đồn) chất lượng loài nhuyễn thể này hiện tại được xếp loại B (được phép thu hoạch nhưng phải làm sạch hoặc xử lý nhiệt trước khi tiêu thụ, không xuất khẩu vào thị trường EU và các thị trường có yêu cầu tương đương). Do đó, để bảo đảm an toàn cho sức khoẻ con người, khi ăn hàu tốt nhất là nấu chín trước khi sử dụng, mua hàu tại những cơ sở đã được kiểm soát, lấy mẫu giám sát các chỉ tiêu về an toàn vệ sinh thực phẩm và được cấp giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Bên cạnh việc tuyên truyền, nâng cao ý thức của các hộ nuôi trồng, cần xử phạt nghiêm minh đối với những hộ sản xuất, kinh doanh hải sản không đảm bảo VSATTP theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP.
(Nguồn: baoquangninh.com..vn)
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Những loại quả mùa hè dễ bị ngâm hóa chất nhất chợ (4/6/2015)
- Nắng nóng, ăn uống thế nào để tránh ngộ độc (3/6/2015)
- Bí quyết tránh ngộ độc thực phẩm ? (29/5/2015)
- Ăn canh trai, hến... và những điều cần biết để tránh nguy hiểm (29/5/2015)
- Các loại quả trẻ nên và không nên ăn ngày nóng (28/5/2015)
- Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh (21/5/2015)
- Ăn rau sống và những nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của bạn (20/5/2015)
- Ăn rau sống - Mối nguy ít người biết (12/5/2015)
- 3 hải sản ngon hay dùng nhưng dễ gây ngộ độc (11/5/2015)
- Những món ăn tuyệt ngon nhưng dễ gây trọng bệnh (7/5/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều